Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Chưa có chia sẻ hoặc đánh giá của người quen trong mục sản phẩm này
Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Rau rừng Gia Lai được biết đến trong vài năm trở lại đây, nhưng rau rừng Gia Lai đã lan tỏa rất nhanh trong văn hóa ẩm thực từ Bắc vào Nam. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh rau rừng được xem như là một đặc sản mà không phải nhà hàng nào cũng có.
Về xuất xứ và nguồn gốc của rau rừng, chỉ được lưu truyền từ người này sang người khác “Khẩu xạ tự nhiên hương” chỉ nghe nói rằng, được sử dụng từ thời bộ đội Trường Sơn dùng làm thực phẩm chống đói.
Nhìn từ ngoài, rau rừng đầu mùa mưa là đẹp nhất. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non có vẻ khá quen, nhưng khi hỏi tên nó thì người địa phương cũng chỉ biết đáp ngắn gọn: “Rau rừng!”. Tuy gọi là rau rừng nhưng loại rau này rất sạch và an toànvì cây sẽ bị chết khi dùng các loại thuốc trừ sâu.
Chất rừng ở loại rau này không nằm ở sự ngon ngọt mà ở vị mát, dù ban đầu cứ tưởng nó chẳng có mùi vị gì, nhưng khi đã chế biến thì mùi vị đặc trưng của nó không thể nhầm lẫn với bất kì loại rau gia vị nào cả. Rau rừng còn ngon ở độ giòn, giả như có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.
Khẳng định như thế vì món rau này từng được mang ra “thí nghiệm” với tất cả các loại nước chấm, kể cả muối tiêu chanh, nhưng không có loại nào vượt qua được mắm cua. Nghe đâu người Gia Lai xa quê lên cơn “ghiền” rau rừng vẫn phải nhờ người quen để gửi vài bó rau theo đường hàng không để ăn cho đỡ thèm.
Riêng mắm cua thì không dễ kiếm, lại khó mang theo nên được thay bằng nước mắm kho quẹt kiểu Nam bộ hoặc có thể làm nước mắn với trứng luộc hồng đào thì thật tuyệt, tuy không đúng chất rừng nhưng xem ra cũng chấp nhận được.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây, thành phần trong rau rừng gồm: axit béo (AB+)10%, Vitamin C 12%, amoniacid 12%. Ngoài những thành phần trên rau rừng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất mạnh, tốt cho mắt, tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, giúp giảm hàm lượng mỡ trong máu và có thể ăn thoải mái mà không lo tạo ra chất dư xấu trong cơ thể, ...
Các cách chế biến và sử dụng rau rừng :
· Ăn sống: dùng bánh tráng (bánh đa) cuốn thịt luộc và rau rừng chấm với nước mắn chua ngọt, nước thịt kho, cá kho, ...
· Luộc chấm mắm cua ( nước mắm trứng hồng đào, mắm kho quẹt, ...)
· Xào tỏi
· Xào thịt bò
Đã có nhà hàng tại Phú Nhuận, sử dụng rau rừng trong món lẫuTanung. Một hương vị của núi rừng Tây nguyên mà bất kì thực khách nào đến nhà hàng cũng không thể bỏ qua.