Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Chưa có chia sẻ hoặc đánh giá của người quen trong mục sản phẩm này
Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu, lai tạo của các nhà khoa học châu Âu, loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thính hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.
Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).
Từ lúc canh tác ở Đà Lạt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông. Trước đây diện tích trồng còn ít nên dâu tây chỉ có mặt ở những nhà hàng cao cấp, chủ yếu phục vụ giới thượng lưu. Với trên 60 năm có mặt ở Đà Lạt, giống dâu tây cũng được thay đổi vì quá trình lão hóa và để thích nghi với môi trường phát triển. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số diện tích dâu tây của Đà Lạt được chuyển hướng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, quy trình công nghệ cao.
Hiện toàn Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Dâu tây trồng trong nhà kính đều canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand. Giá bán của những loại dâu này c
Đặc điểm: Dâu tây Đà Lạt quả không đồng đều, kích thước vừa phải không quá to, mềm không nhẵn mịn; quả đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng; phần dài quả mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạ;mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh.
Dinh dưỡng: Các thành phần như sắt, axit folic và vitamin C chứa trong dâu tây không chỉ lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp, mà còn có tác dụng tăng cường chức năng não. Phụ nữ mang thai uống nước dâu tây ngâm đường cũng rất tốt cho sức khỏe, sẽ được bổ sung thêm axit folic.
Sử dụng: có thể ăn hoặc xay thành sinh tố, nước ép, dùng ngon khi lạnh hoặc với nước đá. Ngoài ra, dâu tây còn dùng làm trang trí bánh sinh nhật,...
Những trường hợp không nên sử dụng dâu tây:
Những người có dạ dày nhạy cảm tuyệt đối không nên ăn dâu tây; những người bị cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn dâu tây; những người bị dị ứng tuyệt đối không nên ăn dâu tây.