Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Chưa có chia sẻ hoặc đánh giá của người quen trong mục sản phẩm này
Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Bí cô tiên thuộc họ Bầu bí. Dây bí mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu...
Trong số các loại quả, bí đỏ hay còn gọi là bí ngô là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ.
- Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.
- Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác.
- Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E - một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.
- Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu. Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.
Tủ thuốc gia đình
Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.
Nước ép bí đỏ cũng rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường và những rối loạn khác nhau về trao đổi chất. Người ta dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để đắp vào những vùng bị ezema, bỏng, nổi ban, mụn trứng cá và những nơi bị viêm khác trên da.
Những người phải đứng lâu trong ngày cũng có thể dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để loại bỏ cơn đau dưới chân. Dầu ép từ hạt bí đỏ được coi là một sản phẩm dinh dưỡng phòng chữa bệnh. Dầu bí đỏ có ảnh hưởng tốt tới gan, giúp cho những người bệnh tuyến tiền liệt, ngăn ngừa béo phì, cải thiện thành phần máu, loại bỏ cho-lesteron. Y học dân tộc khuyên nên thường xuyên sử dụng hạt bí đỏ khô.
Nhờ thành phần muối khoáng tuyệt vời trong cùi bí đỏ, có thể dùng loại quả này làm mỹ phẩm rất tốt. Mặt nạ từ cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông bôi nước ép lên mặt có tác dụng bổ dưỡng và làm tươi mới đối với da nhờn. Mặt nạ từ hạt bí đỏ nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da mặt.
Một số bài thuốc hay từ bí đỏ
Viêm phổi: 500 g bí ngô, 250 g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.
Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500 g), 60 g mật ong, 30 g đường phèn. Khoét 1 lỗ ở đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc: Bí ngô tươi 500 g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn.
Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6 g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể.
Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.
Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.
Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.
Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.
Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp.
Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500 g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.
Chữa hen: Bí ngô tươi 500 g, táo đỏ 15 quả, đường đỏ vừa phải. Bí ngô gọt vỏ, táo đỏ bỏ hạt, cho nước vào nấu nhừ rồi cho đường để ăn.
Chữa thiếu sữa: Hạt bí ngô sống (hạt chín không có tác dụng) 25-30 g, bóc bỏ vỏ, lấy nhân cho vào khăn gói lại, giã nhuyễn rồi pha nước sôi uống. Uống trong 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói.
Dưới đây là một số nguyên nhân tại sao bí ngô hoàn toàn “vô hại” đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (chỉ số GI):Đây là một chỉ số dùng để đo mức độ đường chứa trong mỗi loại thực phẩm có tác dụng làm tăng mức độ đường trong máu của bạn. Những loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: khoai tây, khoai lang, gạo…, đây là những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn. Mặc dù bí ngô chứa nhiều tinh bột, nhưng chỉ số đường huyết của nó rất thấp.
- Bí ngô giúp hồi phục tuyến tụy: Như chúng ta đã biết, tuyến tụy cơ quan sản sinh ra insulin, và bạn có nguy cơ mắc tiểu đường nếu quá trình này bị rối loạn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường: Bí ngô có tác dụng làm hạ độ đường huyết trong máu của bạn, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí ngô còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mãn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường. Do đó, đây quả thực là một “bài thuốc” dân gian hữu ích đối với những bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn được chế biến từ bí ngô đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chẳng hạn như, bánh bí ngô hoàn toàn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng mứt bí ngô thì không.
Do đó, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường và mong muốn “bài thuốc” dân gian này sẽ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh, xa hơn là giúp bạn chữa khỏi căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số điểm trong cách chế biến bí ngô như sau:
- Sử dụng kèm những loại gia vị có lợi cho bệnh nhân tiểu đường: Nếu là bánh bí ngô, bạn có thể thêm vào đó quế hoặc hạt nhục đậu khấu. Và hãy nhớ, đừng bỏ thêm ớt bột vào, nếu bạn không muốn bài thuốc này hoàn toàn mất tác dụng.
- Không nấu với đường: Bí ngô được coi là thực phẩm thay thể đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Vì thể, hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí ngô.
- Không nấu với dầu ăn: Nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí ngô có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vào rán hoặc xào bí ngô, bạn nên chế biến chúng theo phương pháp nướng hoặc hấp.