Đơn giản như chính người dân miền Tây nơi đây, những trái cà na từng mọc dại ở miền sông nước nay lại được nhiều người biết đến hơn bởi hương vị chua chát đặc trưng nhưng đã ăn rất dễ ghiền. Cà na chua ăn với muối ớt hột hoặc ngâm đường, hoặc muối… cho dù chế biến thế nào thì cà na vẫn ở một vị trí nhất định trong lòng những con người vùng sông nước miền Tây.
Cà na mùa nước nổi
Bạn có biết cà na chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi miền Tây tháng 8 tháng 9 hay không? Mùa nước nổi bông điên điển vàng cả một khúc sông thì cũng là lúc cà na kết trái. Không phải lúc nào cũng có cà na mà làm ăn cho đỡ thèm, phải đợi chờ mùa nước nổi, thế nhưng loại trái này vẫn không phụ lòng người chờ bởi hương vị chua chát đặc trưng, ngào với đường có chua ngọt xen kẽ khiến bạn không thể cầm lòng được.
cách chế biến cà na
Ngày xưa, cà na chỉ mọc hoang dại ở nhiều nơi, ít ai trồng bởi không thu được lợi nhuận gì. Thế nhưng hiện nay cà na được nhiều người biết đến và ưa chuộng, nên nhiều tỉnh miền Tây bắt đầu trồng cà na để đáp ứng thị trường cung không đủ cầu. Cà ca có hình thoi, lúc ăn sóng thì có vỏ màu xanh đậm vị chát, còn trái chín thì có màu vàng nhạt vị chua.
Người miền Tây thì thích hái cà na đập muối ớt, siêng hơn và bài bản hơn thì họ làm món cà na ngâm đường hay trộn muối ớt. Dọc các con đường Sài Gòn bạn sẽ thấy những thùng cà na được ngâm đường bắt mắt và kiềm lòng không đặng mà tấp vào mua một bịch ăn cho đỡ thèm.
cách chế biến cà na
Thưởng thức những món biến tấu với cà na
Cà na ngâm đường
cách chế biến cà na
Cà na ngâm đường tưởng như dễ dàng là thế nhưng cũng cần bí quyết để cho ra món ăn vặt vừa miệng. Khi chọn cà na để ngâm đường nên chọn trái già và chín vàng, rồi cắt đầu đuôi hoặc để nguyên đều được. Tuy nhiên để cà na ngâm đường được ngon bạn nên chọn loại cà na không bị dập và không được xanh quá, khi chế biến sẽ có vị chát khó chịu. Dùng dao rạch 4 đường theo chiều dọc thân trái, rồi ngâm vào nước muối khoảng 30 phút (nếu bạn có thời gian thì nên ngâm 1-3 tiếng) rồi xả nước sạch nhiều lần cho bớt vị chua, rồi vắt ráo.
cách chế biến cà na
Tiếp đến cho cà na vào nồi nước sôi trụng 10 phút rồi tách nhẹ cơm và hạt, rồi lại xả với nước lạnh lần nữa, vắt ráo và cho vào hũ. Lúc này bắt đầu quá trình ngâm đường với cà na, cho nước đường nấu để nguội (tỉ lệ cà na:đường là 1:0,5, nếu 1kg cà na sẽ làm 500g đường) vào ngập xăm xấp với hũ cà na. Qua ngày là sử dụng được rồi. Những trái cà na căng bóng, cắn một miếng, vị đường ngấm vào cà na vừa ngọt rồi đến vị chua, chấm thêm muối ớt nữa là hoàn hảo.
Cà na ngâm trộn muối ớt
Cà na không giống với xoài non, thường có vị chát ít người ăn được cà na một cách trực tiếp, phải ngâm vào nước muối, rồi xả với nước lạnh nhiều lần thì vị chát sẽ ra hết. Bởi vậy để làm được cà na trộn muối ớt thì bạn làm món cà na ngâm đường trước, sau đó tận dụng trộn cùng muối tôm để có thêm được món ăn vặt khác.
cách chế biến cà na
Bạn chỉ cần vớt cà na ngâm đường ra rồi trộn với muối tôm và ớt rồi để tủ lạnh tầm 3 tiếng cho thấm đều là có thể thưởng thức được. Cà na trộn muối ớt lúc này có vị ngọt ngọt của việc ngâm đường trước đó trộn lẫn với vị cay mặn của muối ớt kích thích vị giác hơn. Đây cũng là một trong những món ăn vặt được rất nhiều chị em công sở yêu thích.
Cà na đập muối ớt
Đây là món ăn vặt đặc sản của người miền Tây, có phải bạn đang nghĩ việc đập cà na rồi thì làm gì còn ngon nữa đúng không? Thế nhưng chính việc đập đó làm nên cái rất riêng của món này. Vừa có thể loại bỏ được vị chát mà còn giúp muối ớt thấm nhanh vào cà na hơn.
các món ngon từ cà na
Thay vì việc rạch 4 đường xung quanh trái cà na như cà na ngâm đường thì việc bạn cần làm là đập nát cà na. Đập nát rồi rửa lại với nước lạnh nhiều lần, đồng thời bóp cà na để rửa bớt vị chát. Sau đó cũng tiến hành việc ngâm muối 1-2 tiếng rồi ngâm trong nước đường nấu để tạo thêm vị. Cà na đập ăn với muối ớt hoặc trộn cùng cho ngấm đều.
các món ngon từ cà na
Tuy nhiên món cà na đập này bạn phải làm thật khéo để cà na khi đập không quá nát, vẫn giữ được màu xanh đặc trưng sau khi chà xát với nước, khi vắt ráo vẫn giữ được hương vị gốc, ăn vẫn giòn. Món này mà vào tay người dân sông nước miền Tây làm thì chắc chắn sẽ không gặp bất kì trở ngại nào.
Có phải bạn đang rất muốn nếm thử loại trái này không? Chấm một chút muối ớt thôi đã thấy tê người rồi!
Có thể bạn quan tâm: