Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Chưa có chia sẻ hoặc đánh giá của người quen trong mục sản phẩm này
Hãy là người đầu tiên chia sẻ đánh giá về sản phẩm này
Cây diếp cá còn có tên là cây dấp cá. Tên khoa học là Houttuynia cordata. Họ lá giấp Saururaceae. Tên tiếng Anh của nó là heartleaf (lá hình tim) hay lizardtail (đuôi thằn lằn).
Diếp cá có nguồn gốc ở Nhật Bản, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Toàn cây vò có mùi tanh như mùi cá.
Theo Cang mục bản thảo của của Lý Thời Trân, cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp, trấp thảo. Từ chữ trấp, người Việt đã đọc trại đi thành giấp như luật biến âm tr thành gi (ví dụ như trời = giời, tro = gio).
Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng năm 1957 sưu tầm những tên sau về giấp cá: Mạnh nương thái (rau của nàng họ Mạnh), bút quản thái (rau cán bút), long tu thái (rau râu rồng), khâm thái (rau cổ áo).
Trong sách Xích cước y sanh thủ nêu những tên đồng nghĩa sau: xú mẫu đơn (mẫu đơn hôi), xú linh đan (liều thuốc hay nhưng thối), lạt tử thảo (cỏ cay), nãi đầu thảo (rau núm vú), xú thảo (cỏ hôi), kê nhĩ căn (rễ cỏ con gà).
Dinh dưỡng: Theo Đỗ Tất Lợi, trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu và một ít chất ancaloit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là metylnonylxeton, chất myrcen, axit caprinic và laurinaldehyt. Hoa và quả chứa chất isoquexitrin và không chứa quexitrin. Độ tro trung bình là 11,4%, tro không tan trong HCl là 2,7%.
Sử dụng: Làm rau ăn sống, hoặc cuốn,... theo bài thuốc dân gian thì rau diếp cá còn có công dụng chữa bệnh trĩ rất tốt.