Tác giả
Cẩm nang nấu nướng

Mưa nắng thất thường, bạn cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe?

Mưa nắng thất thường dễ mắc bệnh, nếu chủ động đối phó và phòng tránh tích cực sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ bệnh tật.

Tiết trời dạo này thay đổi thất thường khiến bạn cảm thấy khó chịu, chán ăn mất ngủ do các căn bệnh cảm cúm, suy giảm hệ miễn dịch gây ra. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể bảo vệ sức khỏe trong thời tiết thất thường như thế này.

Các vùng, miền đều đang có nắng mưa thất thường kèm thay đổi nhiệt độ đột ngột, khiến cơ thể con người nhất là trẻ con, người già, người ốm yếu dễ trở bệnh do nhiều loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh.

Theo các chuyên gia y tế thì ngoài các bệnh dịch thì hay gặp là bệnh bệnh đường hô hấp, nó gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, như ho, nghẹt mũi, sổ mũi… và dễ trở thành bệnh mãn tính. Nếu không chữa trị sớm thì sẽ biến chứng thành viêm phế quản với triệu chứng khó thở, ho nhiều, ho có đờm ở trẻ nhỏ và ngay cả người già.

Mưa nắng thất thường, bạn cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe?

Thậm chí, biến chứng nặng nhất ở bệnh đường hô hấp là viêm phổi, đôi khi ho ra máu. Ngay cả các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm họng… cũng rất khó chịu, làm mất tự tin khi giao tiếp.

Không chỉ việc mưa nắng thất thường mà ngay cả việc ra vào phòng điều hòa cũng dễ bị mắc các bệnh lý thời tiết nhiều hơn. Việc ngồi phòng điều hòa lâu khiến các mạch máu ngoại vi co lại, giảm cấp máu tới các cơ quan ngoại biên (như da, cơ, khớp…) làm đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vai gáy, thắt lưng. Nếu như bạn có triệu chứng đau nhức, sưng và khó vận động ở các khớp (tay, đầu gối, vai) là hậu quả của viêm khớp, thái hóa khớp.

Những cách phòng bệnh đơn giản

Ngay khi bản thân có những triệu chứng cần phải đi khám sớm để được chẩn đúng bệnh, điều trị đúng thuốc. Bạn đừng chủ quan sức khỏe của mình trong mùa mưa nắng thất thường này nha.

Mũi họng

Khi thấy có những biểu hiện của mũi họng cần điều trị ngay như nhỏ mũi, uống thuốc long đờm, vệ sinh mũi, họng, giữ mũi khô…

Mưa nắng thất thường, bạn cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe?

Cảm lạnh, cảm cúm

Với người yếu, người già dễ bị cảm lạnh, cảm cúm… do thời tiết thất thường, vì vậy nên hạn chế hoạt động ngoài trời khi thời tiết thay đổi. Đề phòng các bệnh hô hấp, viêm phổi, cảm sốt, đau nhức người, ho, viêm thanh quản, viêm phế quản… nên tiêm phòng vào tháng 3 - 4 để đón mùa mưa hoặc tiêm phòng vào tháng 9 - 10 để phòng ngừa mùa lạnh.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi nguy hiểm, cần chú ý rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng. Trẻ em cần cho ăn uống đủ chất khi thời tiết thay đổi. Ăn nhiều vitamin, hoa quả, các loại rau xanh, hải sản... giữ ấm cơ thể khi ở phòng điều hòa, khi mưa gió. Nếu đi ngoài đường gặp mưa, về nhà nên cởi bỏ quần áo ướt để nước không ngấm ngược vào cơ thể gây viêm phổi.

Dị ứng với thời tiết

Với dị ứng, hăm, nấm… nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, vải nhẹ mát, thấm hút mồ hôi, tránh dùng quần áo quá dày, có chất nylon, len dạ… vì da dễ bị ngứa, nên đi khám bác sĩ nguyên nhân dị ứng và được sử dụng thuốc đúng.

Mưa nắng thất thường, bạn cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe?

Xem thêm >>> Salad ức gà sốt Caesar - Caesar Salad

Với những người dễ bị dị ứng nên bôi kem dưỡng da để giữ độ ẩm. Bổ sung các loại vitamin (có trong rau xanh để tăng cường chất xơ, hoa quả giàu vitamin C, các loại đậu, đỗ giàu dinh dưỡng), B9 để tăng cường sức để kháng và thể chất, giúp cơ thể thích ứng với thời tiết mưa nắng thất thường.

Xương khớp

Với chứng xương khớp nên ăn nhiều vitamin C, E, canxi và các chất tăng tiết chất nhờn, uống nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.

Để chủ động giữ sức khỏe khi mưa nắng thất thường, các chuyên gia y tế khuyến cáo, hàng ngày bạn cần theo dõi thông tin thời tiết để ứng phó với mưa nắng bất thường. Nếu đi du lịch, cần xem thời tiết 10 ngày 1 tháng ở điểm sẽ đến để chuẩn bị quần áo, đồ dùng chống nắng, chống mưa phù hợp. Đi mưa về rửa bằng nước ấm giúp cơ thể ấm lại và mạch máu lưu thông. Tắm nước nóng và sấy tóc, uống trà nóng giúp giữ ấm cho cơ thể.

Mưa nắng thất thường, nên từ phòng điều hòa đi ra (hoặc từ ngoài nóng bước vào) thì bạn nên đứng giữa cửa một lát để cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu…

Tăng cường thể chất

Ăn nhiều thực phẩm giúp hạ nhiệt, đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể thích ứng với thời tiết. Thường xuyên bổ sung lượng nước sinh bù tân dịch bị hao tổn do bài tiết. Tốt nhất là các loại nước có tính mát, nước hoa quả, đồ uống thể thao. Tập tành khi nóng bức cần uống 0,4 – 1 lít nước/giờ.

Phòng ở cần thoáng gió, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus trú ngụ. Nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài.

Không nên lao động quá mức, ít ngủ nghỉ phù hợp… dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thể lực suy giảm.

Thuốc quý và công hiệu để giảm đau nhức là tập thể dục mỗi buổi sáng để tăng khả năng thích ứng với thời tiết.

Mưa nắng thất thường, bạn cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe?

Khi lỡ mắc bệnh dễ lây nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nghỉ học/làm từ 7-10 ngày để điều trị dứt điểm, tránh lây lan. Bị đau mắt không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh giụi mắt. Nên đeo kính, nhỏ thuốc đau mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe chính mình và gia đình tốt hơn.

Tổng hợp

Gợi ý xem thêm

Quên mật khẩu
Nhập email để tiếp tục