Sài Gòn bước vào mùa mưa, những cơn mua bất chợt khiến bạn không kịp trang bị áo mưa cũng như đồ phồng hộ cho mình. Việc bị ướt cơ thể có lẽ không là gì với đôi giày xinh xắn của bạn. Giày ướt bốc mùi khó chịu, nếu đi giày ướt có khi chân bạn còn bị mụn nước. Vậy cùng tìm hiểu cách làm giày khô nhanh trong mùa mưa ngay sau đây nhé!
1. Sử dụng giấy hút ẩm hoặc giấy báo
Với những đôi giày vải bị ướt thì bạn có thể sử dụng gói hút ẩm để vào trong giày, gói hút ẩm sẽ hút đi phần nước và làm đôi giày bạn trở nên khô hơn. Nếu bạn không có giấy hút ẩm bạn có thể tận dụng nhưng tờ báo cũ. Giấy báo là công cụ hữu hiệu, dễ kiếm giúp bạn nhanh chóng hong khô giày ướt bởi tính hút ẩm cao của chúng. Cách này cũng có thể áp dụng cho hầu hết các loại giày dép.
hút ẩm giày bằng giấy báo cũ
Bạn hãy tìm một vài tờ báo cũ, vo tròn lại rồi nhét vào giày cho đến khi căng đôi giày lên. Dùng tiếp một vài tờ nữa để bọc kín mặt ngoài của đôi giày, sau đó phơi ra chỗ thoáng mát để trong khoảng 20-30 phút tiếp tục thay một lớp báo khác, giấy báo sẽ hút hết hơi ẩm giúp giày nhanh chóng khô ráo trở lại.
2. Sử dụng máy sấy tóc
Nếu đôi giày của bạn có chất liệu cotton, giày vải, giày đế cói mà không phải là giày da, giày đế cứng hay đế gel thì bạn hoàn toàn có thể dùng máy sấy để hong khô chúng mà không lo sợ nhiệt độ cao sẽ làm hỏng chất liệu giày.
làm khô giày bằng máy sấy tóc
Đầu tiên bạn nên dùng khăn ẩm hoặc bàn chải cũ làm sạch những vết bẩn trên giày, sau đó dùng máy sấy tóc bật ở chế độ nóng, hong khô đôi giày từ trong ra ngoài cho đến khi chúng khô hoàn toàn, các bạn lưu ý không nên để quá gần máy sấy với giày nhé!
3. Sử dụng máy giặt hoặc máy sấy áo quần
Giặt sạch nếu giày bị lấm bẩn. Dùng nước ấm và chất tẩy nhẹ để làm sạch hiệu quả hơn. Làm đầy máy sấy với khăn rửa chén và khăn lau nhưng không nhất thiết phải nhét quá đầy.
Mở cửa máy sấy. Đặt giày vào với phần mũi giày hướng lên trên, đế giày hướng ra ngoài. Móc dây giày lên phần trên cùng của cửa máy sấy rồi cẩn thận đóng chắc cửa lại, dây giày nên nằm ngoài máy sấy. Treo giày vào cửa sẽ giúp giày không bị va chạm với lòng máy sấy, tránh làm hỏng máy đồng thời giúp bảo quản đế giày.
Làm khô giày bằng máy sấy áo quần
Thiết lập chu trình sấy nhiệt độ thấp hoặc trung bình không quá 60 phút. Mở cửa kiểm tra giày sau khi chu trình sấy kết thúc.
Lưu ý: Cách sử dụng làm khô giày bằng máy sấy tóc, máy giặt cực đơn giản và hiệu quả chỉ áp dụng được cho những loại giày có chất liệu cotton hoặc sợi tổng hợp. Chống chỉ định cho giày đế cứng, đế dán keo, giày thể thao, giày da hoặc giày chống thấm Gore-Tex.
4. Sử dụng quạt điện
Với việc hong khô giày bằng quạt điện, sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn nếu đó là một đôi giày với chất liệu da hoặc giày thể thao, một số kiểu giày vải, giày da lộn cũng có thể khô với cách này nhưng việc làm khô sẽ chậm hơn.
làm khô giày bằng quạt điện
Cũng như cách trên, việc đầu tiên bạn phải làm sạch những vết bẩn trên giày, sau đó treo ngược đôi giày lên trước quạt, đặt một chiếc khăn ở dưới để thấm nước từ giày.
Với miếng lót da, bạn nên tháo rời chúng ra và sấy riêng với máy sấy hoặc để gần chúng ở những nơi có nhiệt độ cao.
5. Phơi giày gần dàn nóng máy lạnh
làm khô giày nhanh bằng giàn nóng của máy lạnh
Khi giày bạn bị ướt bạn treo ngược giầy lên ở những chỗ thoáng mát như ở cửa sổ, quạt gió hoặc gần chỗ dàn nóng máy lạnh. Dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt làm khô giày của bạn. Chú ý khoảng cách treo giày gần dàn nóng máy lạnh xa hay gần tùy thuộc vào mức nhiệt tỏa ra nhé!
6. Sử dụng gạo làm khô giày
làm khô giày bằng gạo
Bằng cách cho giày vào một chiếc hộp và đổ gạo tẻ vào và đóng kín hộp. Để trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, gạo sẽ hút hết hơi ẩm trong giày. Tuy nhiên cách làm khô giày tự nhiên này hơi tốn kém.
7. Chế một lớp bảo vệ "tàng hình" cho đôi giày
Đối với những đôi giày có chất liệu da lộn hay vải cotton, các bạn nên dùng một miếng sáp ong chà lên toàn bộ bề mặt giày, hãy chà một lớp thật dày nhé các bạn!
chà sáp ong lên giày để chống thấm nước
Sau đó dùng máy sấy nóng toàn bộ bề mặt của đôi giày cho sáp ong được chảy ra.
Cuối cùng bạn để chúng ở chỗ thoáng mát cho khô hoàn toàn là xong.
Hy vọng với một số mẹo vặt ở trên sẽ giúp các bạn có thể nhanh chóng làm giày mau khô nếu không may bị ướt khi đi ngoài trời mưa nhé, chúc các bạn thành công!