Mực khô là món ăn vặt được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt là dân nhậu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại mực không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí là về chất lượng, nhất là mực giả và mực tẩm hóa chất. Cũng chính vì lợi nhuận trước mắt mà những thương lái đã hô biến khô mực bằng cách tẩm ướp hóa chất để có được những miếng khô mực bắt mắt.
Thực trạng về khô mực “ngậm” hóa chất
Hiện nay có rất nhiều khô mực được làm giả và được tẩm ướp hóa chất để có thể bảo quản khô mực được lâu. Những hóa chất này là thuốc gây tê, tác động đến hệ thần kinh hô hấp, người ăn phải sẽ bị ngộ độc, nếu để trong cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ phá hư nội tạng.
Theo các chuyên viên y tế thì những hóa chất được phát hiện trong khô mực xếp vào hàng cực độc, sử dụng loại lớn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo các lái buôn, khô mực có hóa chất còn được “kê theo toa”, ví dụ như khô mực có tẩm bifenthrin (loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu), khô mực được tẩm clorin (khử trùng và tẩy trắng), khô mực được tẩm trichlorfon (diệt ruồi muỗi)...
Cách nhận biết khô mực “ngậm” hóa chất
Nhờ "ruồi" nhận diện
Mua khô mực về, hãy để khô mực trên bàn hoặc nơi nào đó thông thoáng và quan sát.
Khô mực chuẩn: có mùi tanh rất hấp dẫn ruồi.
Khô mực “ngậm” hóa chất: sẽ không có một con ruồi nào đậu vào, vì ruồi sẽ nhận biết được đâu là hóa chất và tránh xa. Hóa chất được tẩm vào khô mực thường là chất diệt côn trùng nên ruồi nhận biết ngay.
Tuy nhiên cách này bạn chỉ nên áp dụng thời gian ngắn để tránh việc ruồi xâm nhập vào mực. Khi thấy ruồi xuất hiện bạn nên đem phơi nắng trở lại để tránh vi khuẩn.
Độ khô, hình dạng và màu sắc của khô mực
Khô mực chuẩn: thường có màu hồng tươi, lưng mực có một lớp phấn bao phủ dính với thân rất dày. Thân mực dài, trên có vài chấm đen nho nhỏ đặc trưng (không phải nấm mốc màu xanh). Râu mực phải xoăn và dính chặt vào thân.
Khô mực “ngậm” hóa chất: thường có màu hơi sậm, lưng mực có đôi con sẽ có lớp phấn dày nhưng không dính với thân mực. Râu mực thì không còn xoăn và bị rời khỏi thân.
Khô mực chuẩn Khô mực "ngậm" hóa chất
Độ đàn hồi của khô mực
Khô mực chuẩn: Có độ đàn hồi, dai dai nhưng thớ thịt mực rõ ràng và dễ xé. Khi xé có những thớ thịt mỏng và nhỏ. Đặc biệt với mực một nắng chuẩn thì khi cầm lên lớp phấn sẽ không bị rơi ra mà vẫn khô tay, không thấy có độ ẩm.
Khô mực “ngậm” hóa chất: Không có độ đàn hồi, dai dai nhưng lại không xé được. Hơn hết, khi cầm lên sẽ có cảm giác nhớt và ướt tay, lớp phần bị rơi ra ngay nếu sờ vào.
Mùi vị của khô mực
Khô mực chuẩn: thường có mùi vị hơi tanh đặc trưng của mực, khi nướng thì khô mực có mùi thơm hấp dẫn và thịt ngọt.
Khô mực “ngậm” hóa chất: thường có mùi hơi giống với khô mực chuẩn do nguyên liệu tổng hợp tạo thành, nhưng cũng có loại nghe mùi tanh hôi khá rõ, bạn chú ý đây là tanh hôi chứ không phải kiểu tanh đặc trưng của mực khô tươi. Khi nướng lên thì khô mực có hóa chất không có mùi thơm, thịt lại đắng và dai.
Khô mực chuẩn Khô mực "ngậm" hóa chất
Cách làm khô mực tự nhiên
Bạn có rành rõ về cách làm khô mực hay không? Trước đây muốn làm khô mực người ta thường rửa sạch mực tươi, cắt bỏ những phần không cần thiết như nội tạng, chỉ để lại phần râu, đầu và thân. Sau khi xử lý thì xếp mực trên khay và đi phơi nắng, thường thì người ta chuộng mực khô một nắng vì độ tươi cũng như giòn ngon còn của mực. Mực khô phơi nắng 1 ngày để khô hẳn thường phải phơi tiếp trong vòng 5 đến 7 nắng giòn.
Và để bảo quản mực khô, người ta bọc kín nó trong túi nilon rồi đem vào ngăn đá tủ lạnh. Bảo quản trong vòng 4 tháng, nhưng sau khoảng 3 - 4 tuần thì hãy lấy ra phơi nắng khoảng 10 - 15 phút.
Vì sức khỏe của bạn cũng như gia đình, hãy chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn nhé!
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Khô mực chiên nước mắm
Có thể bạn quan tâm: