Hai loại mướp phổ biến hiện nay là mướp hương và mướp trâu, nhưng làm thế nào để có thể phân biệt được hai loại mướp này và có sự lựa chọn đúng đắn.
Mướp hương có mùi thơm vị ngọt, mướp trâu cũng có vị ngọt nhưng không thơm và mềm bằng mướp hương. Thường khi nấu ăn bạn nên chọn mua mướp hương có mùi thơm, ăn ngọt và mát là ngon nhất nhé. Dưới đây là vài mẹo phân biệt cơ bản mướp hương và mướp trâu!
Mướp hương hay còn được gọi là mướp ta, loại một loại thực phẩm được ưa chuộng trong tất cả các món ăn. Mướp có nhiều tác dụng trong dinh dưỡng cũng như trong điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Phân biệt bề ngoài
Quả mướp hương có hình dài khoảng 25 đến 30cm, hoặc có thể dài hơn, hình trụ tròn, có vỏ màu xanh sáng. Còn mướp trâu thì có hình dài nhưng không to hơn mướp hương, có màu xanh đậm, trên quả có những kẻ sọc đậm hơn.
Phân biệt bằng mùi
Thường thì mướp hương có mùi thơm ngát ngay cả khi còn sống, còn mướp trâu thì không có mùi thơm như mướp hương mà mùi hơi hắc một chút.
Thông thường cây mướp hương không sai quả nhiều bằng mướp trâu nhưng khi chế biến thì mướp hương mềm và thơm hơn mướp trâu.
Quả mướp hương
Mướp hương hay mướp ta, mướp gối, có tên khoa học là Luffa aegyptiaca hay Luffa cylindrica (tên cũ), là một loài thuộc chi Mướp (Luffa), tên tiếng Anh là Smooth Luffa hay Egyptian Luffa. Đây là loài cây bản địa của Bắc Phi. Mướp hương là loại cây thảo dạng dây leo, lá mọc so le, có hình tim có răng cưa và các thùy lá chia ra rõ ràng. Hoa mướp hương là hoa đơn tính vì vậy khi ra hoa không cần thụ phấn cũng đậu thành quả.
Mùa mướp thường có từ tháng 4 đến tháng 6 của năm. Để an toàn tốt nhất bạn nên chọn mua mướp đúng thời vụ. Bạn nên chọn những quả nặng tay, cuống tươi, vỏ ít vết nám đen.
Công dụng của mướp
Tất cả bộ phận của mướp đều là thảo dược trị nhiều bệnh mà bạn không thể ngờ đến.
- Quả mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
- Xơ mướp thường dùng trị gân cốt đau nhức, đau mình mẩy ngực sườn, bế kinh, sữa chảy không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng.
- Lá mướp dùng trị ho gà, ho, nắng nóng miệng khát; dùng ngoài trị vết thương chảy máu ghẻ lở, bệnh mụn.
- Hạt mướp dùng trị ho nhiều đờm, giun đũa, tiểu tiện khó.
- Dây mướp dùng trị đau lưng, ho, viêm mũi, viêm nhánh khí quản.
- Rễ mướp dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi.
>> Xem thêm: Cách Làm Mướp hương xào nấm
>> Xem thêm: Cách Làm Canh mồng tơi nấu mướp
>> Xem thêm: Cách làm Mướp hương xào thịt gà
Tất cả các bộ phận của mướp đều có công dụng chữa bệnh và làm đẹp nhất định. Tuy nhiên, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn có thêm kiến thức trong việc bếp núc nhé!
- Những kinh nghiệm kho cá chắc thịt của độc giả ba miền
- Bí quyết ướp bò kho ngon tuyệt
- Bộ sưu tập Món ngon với Trứng Bắc Thảo
Tổng hợp