Chúng ta thường được nghe là hãy ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam, hành động này liệu có đúng?
Chảy máu cam là một hiện tượng nhiều người mắc phải. Thường khi gặp tình trạng này chúng ta sẽ ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy ra nhiều hơn. Thực tế, hành động này là vô cùng sai lầm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ Ben Lam đến từ Trung tâm Y khoa Raffles Hong Kong cho biết, hành động ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam sẽ làm cho máu trào ngược xuống lại cuống họng, từ đó nó chạy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu. Tệ hơn nữa nếu bạn nuốt lại phần máu cam chảy ra, nó sẽ chuyến xuống dạ dày và gây ra các triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Và cùng không dùng tay để bịt lỗ mũi nhằm ngăn ngừa dừng máu. Điều này khiến máu chảy ra nhiều hơn cũng như nguy cơ chảy ngược vào cuống họng cao hơn.
Cách xử lí đúng khi bị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, việc đầu tiên bạn hãy bình tĩnh ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước. Dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu (nếu chỉ chảy 1 bên). Dùng khăn giấy sạch thấm phần máu chảy ra. Nếu máu không ngừng chảy sau 5 - 10 phút thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lí kịp thời.
Nguyên nhân hiện tượng chảy máu cam
Chảy máu cam có nhiều nguyên nhân, một trong số các nguyên nhân phổ biến là:
- Do chấn thương nhẹ (ngoáy mũi, trầy xước mũi) hoặc chấn thương mạnh do va đập trực tiếp vào mũi.
- Các bệnh do rối loạn đông máu hoặc cao huyết áp
- Lệch vách ngăn mũi
- Viêm đường hô hấp...
- Dị vật: khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
- Không khí khô, độ ẩm thấp
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, đột ngột tự chảy và tự dứt
Không làm các việc sau khi bị chảy máu cam
Nhét gạc, bông gòn vào mũi:
Chúng ta thường nghĩ việc nhét gạc vào mũi sẽ giúp máu thấm vào gạc không trào ra ngoài. Tuy nhiên bác sĩ không khuyến khích việc này, vì tất cả những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi.
Lạm dụng nước muối:
Việc xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều người cho sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi gây chảy máu cam. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, việc xịt thuốc hoặc nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. Kể cả việc sử dụng các thiết bị tạo ẩm chỉ là những giải pháp tình thế.
Tốt nhất hãy bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước, và chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và con em mình qua được chứng chảy máu cam khó chịu.
(Nguồn: www.afamily.vn)