Tác giả
Kiến thức & Kinh nghiệm

Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng sắp đến để cả năm luôn may mắn, phát đạt

Sau dịp Tết nguyên đán chính là khoảng thời gian dành cho ngày rằm tháng Giêng. Đây là ngày lễ đầu năm mới rất được mọi người quan tâm và xem trọng. Chúng ta cùng tham khảo cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đúng để tỏ lòng thành kính của mình đến các chư thần Phật và cầu mong một năm mới may mắn.

Lễ cúng rằm tháng Giêng hàng năm của người Việt Nam

Vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm (hay còn được gọi là ngày Rằm tháng Giêng hoặc Tết Nguyên Tiêu) người dân Việt Nam thường tiến hành dâng Phật cầu an và đi lễ chùa. Ngày này vốn có nguồn gốc từ thời Tây Hán ở Trung Quốc cùng lễ hội rước đèn long trọng. Tuy nhiên, nó đã biến tấu đi ít nhiều khi sang Việt Nam.

Ngày này là ngày lễ tâm linh quan trọng trong năm của người Việt. Nhà nhà đều chuẩn bị những mâm cúng vào ngày Rằm tháng Giêng với mong muốn một năm mới đầy bình an, may mắn, sức khỏe dồi dào và tài lộc thịnh vượng.

Tùy thuộc vào từng vùng miền mà mâm cúng Rằm tháng Giêng có những cách chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại vẫn có hai mâm chính là mâm cúng chay và mâm mặn.

Cách chuẩn bị mâm cúng chay Rằm tháng Giêng

- Mâm cúng chay chính là mâm cúng dành riêng cho bàn thờ Phật. Những món chay được chuẩn bị cúng phải là món chay, thanh đạm, sạch sẽ và không nhất thiết phải làm số lượng lớn, chỉ cần dùng dĩa chén nhỏ để đựng là được.

- Một mâm cỗ chay thường có từ 10 đến 15 món, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào điều kiện mỗi gia đình. Điều đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của 5 loại màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, gồm màu đỏ tượng trưng cho hỏa, màu xanh là mộc, đen là thổ, màu vàng là kim và màu trắng là thủy.

- Do đó, trên mâm cúng thường có những món sau:

  • Hoa quả
  • Các món xôi như: xôi đậu xanh, xôi vò,...
  • Các món chè: chè đậu đỏ, chè đậu trắng...
  • Các món canh, xào thanh đạm: canh soup, canh rau củ, canh rong biển, canh kiểm, mì xào hay bún xào...

Xem và lưu lại cách làm chi tiết Bún gạo xào chayCanh rong biển đậu hũ

  • Các món làm từ đậu tương như tương hột xào…

Xem và lưu lại cách làm chi tiết Tương hột xào sả

  • Đặc biệt không thể thiếu chè trôi nước trong ngày rằm. Món này thể hiện cho sự trôi chảy, vận hành suôn sẽ và một năm tròn đầy.

 

Xem và lưu lại cách làm chi tiết Chè trôi nước ngũ sắc

- Trong quá trình chuẩn bị mâm cúng chay, bạn cần thận trọng để không bị lẫn đồ mặn hay nêm nếm nhầm gia vị dành cho món mặn vào. Không những vậy, trong ngày rằm cũng nên hạn chế sát sinh.

- Một số món lễ cúng khác:

  • Nhang, đèn, lư hương
  • Hoa tươi
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Bánh kẹo

Cách chuẩn bị mâm cúng mặn Rằm tháng Giêng

- Một số gia đình không thờ Phật trong nhà sẽ chuẩn bị một mâm cúng mặn trong ngày này. Cũng như mâm cúng chay, mâm mặn thường có 10 món hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào điều kiện mỗi gia đình khác nhau.

- Trên mâm cúng mặn, tùy vào gia đình mà có nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên cơ bản thì vẫn không thể thiếu xôi, chè, món canh, món xào, món chiên, món luộc.

- Với xôi chè, bạn có thể nấu xôi gấc, xôi đậu đỏ, đậu đen, xôi vò, chè đậu ván, đậu trắng, đậu đỏ và không thể thiếu chè trôi nước.

- Món canh có thể nấu canh chua, canh măng, canh sườn, canh thịt viên,..

- Món xào có thể làm mì xào, bún xào, miến xào. Món chiên gồm chả chiên, nem rán,

- Đặc biệt, trên bàn cúng phải có một con gà luộc, một dĩa thịt heo luộc đã được xắt lát mỏng cùng với nước chấm, dưa hành. Thị heo sau khi đã chế biến thuộc tính âm, còn dưa hành thuộc tính âm, âm dương kết hợp tạo nên sự hài hòa.

- Những đồ lễ khác như: lư hương, nhang, đèn, trái cây, hoa, bánh kẹo, giấy tiền vàng bạc.

Cách sắp xếp mâm cúng Rằm tháng Giêng

- Thức ăn sau khi nấu xong, được bày ra dĩa và xếp lên bàn cúng tạo thành hình vòng tròn.

- Lư hương được đặt phía trước món ăn và ngay giữa, bình hoa đặt bên phải, đèn cầy bên trái, chung nước và chung rượu đặt phía sau lư hương, trái cây được chưng trong dĩa và đặt phía sau đèn cầy.

Thời gian thích hợp để tiến hành lễ cúng

- Theo quan niệm, phong tục xưa, thời gian thích hợp nhất để bắt đầu tiến hành cúng rằm tháng Giêng chính là vào giờ Ngọ - tức là 12 giờ trưa. Đây được xem như là giờ linh thiêng và là thời gian các chư vị thần Phật, ông bà tổ tiên có thể về để thưởng thức mâm cúng và để chúng ta có thể khấn cầu một năm mới an khang, hạnh phúc, tài lộc thịnh vượng.

- Măc dù vậy, do sự phát triển ngày nay mà nhiều gia đình cũng không còn cúng đúng theo giờ Ngọ nữa mà thời gian thường linh động chỉ cần thể hiện được tấm lòng thành kính của mình là được.

Có thể thấy lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà rất được người Việt chúng ta coi trọng và chuẩn bị chu đáo. Cùng tham khảo và lưu lại ngay cách chuẩn bị mâm cúng vào ngày rằm của tháng 1 âm lịch này để có một mâm cúng đầy đủ, trang trọng.

Gợi ý xem thêm

Quên mật khẩu
Nhập email để tiếp tục