Tập cho con ăn cơm là bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy thời điểm nào và cách cho con ăn dặm như thế nào mới đúng cách. Cùng tìm hiểu nhé!
Khi nào bắt đầu tập cho con ăn cơm
Từ 5 đến 6 tuổi trẻ đã có thể tập ăn dặm để làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Theo thời gian, thực phẩm con ăn sẽ có độ thô tăng dần, từ nghiền nhuyễn, băm nhỏ, hầm mềm cho đến ăn bình thường như người lớn. Trong đó, giai đoạn tập cho con ăn cơm là bước chuyển quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Giai đoạn tập cho con ăn cơm là bước chuyển quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Mẹ nên chọn đúng thời điểm để tập cho con ăn cơm. Bởi nếu ăn cơm quá sớm khi hệ răng của con còn yếu, sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc hàm và sự phát triển của răng lợi. Trong khi tập ăn cơm quá muộn thường dẫn tới chứng biếng ăn ở trẻ.
Từ 18 tháng tuổi mẹ có thể bắt đầu tập cho con ăn cơm
Theo các bác sĩ, từ 18 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm tán nhuyễn. Bởi lúc này trẻ đã mọc ít nhất là 16 chiếc răng sữa. Đến 24 tháng tuổi, con có thể ăn cơm mềm vì đã mọc khoảng 20 chiếc răng.
Các bước tập cho con ăn cơm đúng cách
Khi bắt đầu tập cho con ăn cơm, mẹ nấu cơm thật mềm, có thể nấu riêng hoặc ghé 1 phần ở nồi cơm, thêm chút nước để cơm mềm hơn. Lấy phần cơm mềm ra chén, dùng muỗng đánh cho cơm nát ra. Mẹ tuyệt đối không nhai rồi mớm cơm cho con bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật.
Mẹ hãy bắt đầu với cơm mềm tán nhuyễn
Khi mới tập ăn cơm, mẹ chỉ nên bắt đầu với 2 đến 3 muỗng cơm nhỏ. Còn lại vẫn cho con ăn cháo đặc để bé làm quen dần. Ban đầu trẻ chưa quen với việc phải nhai cơm nên có thể bữa ăn sẽ lâu hơn bình thường một chút. Mỗi ngày mẹ tăng dần lượng cơm lên, cho đến khi con có thể hoàn toàn ăn cơm mà không cần đến cháo nữa. Nếu con thích ăn cháo mẹ nên linh hoạt thay đổi một bữa cơm, một bữa cháo để con thích nghi dần và không sợ ăn.
Tập cho trẻ ăn thêm rau củ hầm hoặc luộc thật mềm
Ngoài cơm mẹ cũng tập dần cho con ăn những thực phẩm khác ở dạng thô hơn. Nghĩa là thay vì nghiền nhuyễn như lúc ăn dặm, mẹ chỉ thái nhỏ rồi nấu, hầm hoặc luộc cho thật mềm. Nên cho con ăn phong phú các loại thực phẩm từ thịt, cá, tôm, cua, rau… để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con. Riêng đối với thịt mẹ nên băm nhỏ hoặc hầm thật nhừ vì thịt dai khó nuốt hơn. Nếu để nguyên miếng như người lớn ăn thì con dễ bị hóc hoặc nghẹn.
Không nên ép buộc trẻ phải ăn, hãy để trẻ tự do lựa chọn
Không nên ép buộc con phải ăn, hãy để con tự do lựa chọn. Sự ép buộc sẽ gây ra ức chế tâm lý, cảm giác sợ hãi khiến con biếng ăn và hình thành thói quen ngậm cơm không chịu nhai. Ban đầu có thể con chưa thích ăn cơm mà chỉ ăn thức ăn, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng sau một thời gian kiên nhẫn tập, con sẽ dần dần biết ăn cơm. Mẹ không nên quá vội vàng mà thúc ép con nhé.
Giai đoạn tập ăn cơm là thời kỳ bé làm quen với việc nhai để giúp cơ hàm phát triển. Do đó mẹ cần kiên trì tập cho con ăn, không nên nản trí mà tiếp tục cho con ăn cháo trong thời gian quá dài.
Những lưu ý quan trọng cho mẹ
- Khi tập cho con ăn cơm mẹ tuyệt đối không chan canh vào cơm. Dù việc chan canh giúp con dễ nuốt hơn, nhưng cũng dễ gây nghẹn. Điều quan trọng hơn là điều này tạo cho con thói quen lười nhai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ hàm. Thức ăn không được nhai sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa.
- Nên thường xuyên thay đổi thực đơn, nấu nhiều món cho con ăn. Linh hoạt thay đổi bữa cơm, bữa bún, bữa mì… để con hứng thú hơn với việc ăn.
- Trong quá trình tập ăn, mẹ nên khuyến khích con tự bốc ăn hoặc tự xúc để việc ăn uống hiệu quả có tạo hứng thú hơn.
Trên đây là các bước để bạn tập cho con cách ăn dặm đúng cách và mang lại hiệu quả cao. Hãy thử áp dụng và chia sẻ về cho chúng tôi nhé!
Bạn có thể xem thêm:
- Cách Nấu Cháo Bắp Thịt Heo Cho Bé Ăn Dặm
- 10 Thực Phẩm Tốt Cho Bé Yêu Ăn Dặm
- Cách Làm Cơm Nấm Cơm Bento Đơn Giản
Tổng hợp