Vitamin B12, vitamin B12 và vitamin B-12, còn được gọi là cobalamin, thuộc nhóm vitamin B tan trong nước, được tham gia vào một số quá trình tạo máu của cơ thể con người. Đặc biệt là ảnh hưởng đến DNA tổng hợp và quy định, nhưng cũng axit béo trao đổi chất và axit amin chuyển hóa.
Vitamin B12 có tác dụng duy trì tình trạng khoẻ mạnh của tế bào thần kinh và hồng cầu. Nó cũng rất cần thiết trong việc tạo ra DNA, vật liệu di truyền trong tế bào.
Vitamin B12 được hấp thu vào protein trong máu. Sau đó nó được giải phóng khỏi protein trong quá trình tiêu hoá nhờ axit hydrocloric sinh ra trong dạ dày.
Nếu thiếu B12 sẽ rối loạn sản xuất máu ở tuỷ xương, dẫn đến thiếu máu nguyên bào khổng lồ do hồng cầu không trưởng thành được. Người bệnh xanh xao, dễ mệt yếu, ăn mất ngon, hay hồi hộp "đánh trống ngực", đau đầu, khó thở... Ngoài ra, còn có các biểu hiện về thần kinh như dị cảm (cảm giác tê dần, buồn buồn như kiến bò), giảm cảm giác vị thế (chứng thất điều, đi đứng xiêu vẹo), khả năng trí óc giảm, hạ huyết áp tư thế đứng...
Những triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ và kín đáo trong nhiều tuần, đôi khi trong nhiều tháng. Chúng có biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi tăng dần, chán ăn, gầy sút rồi sau đó xuất hiện thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh, da và niêm mạc.
Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật màu đỏ thẫm như thịt bò nạc, thịt dê, nai, heo; cá ngừ, cua, trứng gia cầm, sữa … Ngoài ra, các loại rau có màu xanh đậm như rau muống, rau dền, rau chân vịt, ngũ cốc và các loại hạt như vừng, lạc cũng rất dồi dào vitamin B12.
Trong các thực phẩm chức năng dạng viên uống hay dạng nước : Thuốc bổ vitamin b12 có nhiều ở trong các sản phẩm như Fe- NANA, FOGYMA dạng nước , thuốc vitamin b12 dạng viên, vitaminb1 b6 b12 tổng hợp...
Dùng ngũ cốc vào bữa sáng cũng là một biện pháp nạp vitamin B12 rất tốt, đặc biệt là đối với những người đang ăn kiêng.
Có thể tham khảo thêm các link bên dưới: