Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Vitamin a là một chất thuộc nhóm vi chất dinh dưỡng , là những chất mà cơ thể hầu như không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào ( thường là từ thực phẩm) với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hàng ngày.
Lượng vitamin A cần thiêt cho cơ thể mỗi ngày là 700 mg. Ở phụ nữ mang thai: 770 mg.
Chức năng năng lượng: Là những vitamin A tan trong nước. Vitamin tan trong nước chủ yếu tham gia và làm nhiệm vụ xúc tác trong quá trình sinh học gắn liền với sự giải phóng năng lượng ( các phản ứng oxi hoá - khử, sự phân giải các hợp chất hữu cơ...)
Chức năng tạo hình: Vitamin hoà tan trong chất béo (trong dầu và mỡ) thì tham gia vào phản ứng tạo nên các chất, tạo nên các cấu trúc, các cơ quan và các mô của cơ thể.
Trên mắt: Vitamin a có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng, nếu thiếu vitamin a sẽ giảm khả năng nhìn trong bóng tối hay còn gọi là mắc bệnh quáng gà, nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa.
Trên da và niêm mạc: Vitamin a giúp tăng tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa. Nếu thiếu vitamin a sẽ làm giảm bài tiết chất nhày và tăng sự sừng hóa khiến cho mắt bị khô da bị khô, nứt nẻ và sần sùi.
Trên xương: Cùng với vitamin d, vitamin a có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em . Nếu thiếu vitamin a trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
Trên hệ miễn dịch: Vitamin a giúp tăng tổng hợp các protein miễn dịch nâng, cao sức đề kháng của cơ thể do có tác dụng chống oxy hóa. Khi thiếu vitamin a cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tổn thương ở đường hô hấp,tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Dễ nhạy cảm với tác nhân gây ung thư.
Thiếu vitamin A
Con người thu nhận vitamin chủ yếu từ thức ăn. Nhưng ngày nay, việc sử dụng càng ngày càng rộng rãi các loại thực phẩm ở dạng nguyên chất, có độ tinh chế tối đa như bánh mì trắng, gạo say sát kỹ bằng máy, các loại mì ống và mì sợi, hầu như không còn vitamin. Đặc biệt hơn, hàm lượng vitamin ngay ở trong thực phẩm khác như thịt, hoa quả, rau cũng bị giảm đi rất nhiều qua quá trình bảo quản khá lâu cho tới lúc sử dụng hoặc do kết quả xử lý không hợp lý khi sử dụng, làm cho vấn đề thoả mãn vitamin của cơ thể rất khó khăn.
Hàm lượng mỗi loại vitamin ở trong cơ thể đều có một mức nhất định đặc trưng cho trạng thái bình thường của cơ thể người. Việc giảm sút mức nhất định này sẽ có tác dụng kìm hãm đối với những chất tự vệ khác nhau của cơ thể ngay trước lúc xuất hiện các triệu chứng của bệnh thiếu vitamin.
Thiếu vitamin A sẽ gây khô da ở màng tiếp hợp, giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và dẫn đến mù lòa. Nó còn gây sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai, làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.
Thừa vitamin A
Thừa vitamin A sẽ gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân. Ngộ độc có thể xảy ra khi uống trên 40.000 đơn vị mỗi ngày, gây đau xương khớp, rụng tóc, môi khô nứt nẻ, chán ăn, gan lách to. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày có thể khiến thai nhi dị dạng. Beta caroten - một tiền tố của vitamin A có hoạt tính cao nhất - có thể làm vàng da, nhất là ở gan bàn tay, chân. Nhu cầu hàng ngày về vitamin A ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg.
- Gan gà: 6.960mcg
- Cà rốt: 5.040mcg
- Gan heo: 6.000mcg
- Đu đủ chín: 2.100mcg
- Trứng vịt lộn: 875mcg
- Rau ngót: 6.650mcg
- Lươn: 1.800mcg
- Rau dền: 5.300mcg