Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (nhà xuất bản Y học 2004), tác giả Đỗ Tất Lợi giải thích cho tên gọi tam thất có thể là do cây có từ 3 hoặc 7 lá chét; cũng có lí do khác là từ khi gieo tới khi ra hoa là 3 năm và thu rễ là 7 năm.
Tác dụng
- Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
- Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.
Cách dùng
Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống.
Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.
Tham khảo:
https://vi.wikipedia.org
http://chuthapdo.org.vn
Có thể kinh nghiệm của bạn sẽ giúp ích cho người dùng nấu ngon hơn!