Quýt là loại cây ăn quả quen thuộc ở nước ta, cũng là một loại trái cây rất được ưa chuộng trong dịp Tết bởi chẳng những đẹp mắt, mùi thơm, có thể dùng làm cây cảnh mà ăn quả lại ngon, bổ. Đông y từ lâu đã biết đến tác dụng làm thuốc của vỏ quýt (tên thuốc là trần bì), nhưng ít người biết lá quýt, vỏ quýt, nước quýt còn là “viagra” của đấng mày râu.
Quýt là một giống cây ăn quả, và có thể bao gồm nhiều loại:
Theo lương y Phạm Như Tá, từ vỏ quýt đến múi, xơ, hạt quýt đều được dùng làm vị thuốc, có công dụng hay. Trong quýt có tinh dầu, tác dụng làm hưng phấn tim, làm giảm độ giòn của mao mạch máu. Lá quýt có vị đắng, tính bình, tác dụng trợ can, hành khí, tiêu thủng, tan u cục, dùng trong các chứng đau mạng sườn, đau vú. Múi quýt nhiều dinh dưỡng, như: đường, protein, lipid, vitamin, a xít hữu cơ, chất khoáng... Những người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm, dùng quýt rất tốt. Xơ quýt có vị đắng, tính bình, có công dụng điều hòa khí, làm tan đàm, thông kinh lạc, thường được dùng trong các chứng ho tức ngực. Hạt quýt có vị đắng, tính bình, công dụng điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa...
Vỏ quýt tính ấm, có tác dụng kiện vị, long đàm, trị ho, là vị thuốc điều trị cao huyết áp, công dụng hay đối với các chứng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, kém ăn, buồn nôn, ho đàm nhiều... Khi làm vị thuốc thường dùng vỏ quýt khô, để lâu.
Quả quýt chín ăn trực tiếp.
Vỏ quýt phơi khô, trong đông y gọi là trần bì dùng làm thuốc.
Có thể tham khảo thêm các link bên dưới: