Nấm hương (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồc gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo tên tiếng Nhật, shiitake listen (trợ giúp·chi tiết) (kanji: 椎茸; âm Hán Việt: chuy nhung), có nghĩa "nấm cây chuy shii", lấy từ tên gọi loại cây gỗ dùng để cấy nấm.
Tiếng Triều Tiên gọi nấm hương là pyogo (hangul: 표고; hanja: 瓢菰, âm Hán Việt: biều cô), còn tiếng Thái Lan gọi là hed hom (เห็ดหอม, "nấm thơm").
Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4-10cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.
Thành phần hoá học: Trong 100g nấm đã sấy khô có12,5g chất đạm, 1,6 g chất béo, 60g chất đường, 16 mg can-xi, 240 mg kali và 3,9g sắt, các vitamine
Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê... Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.
Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm hương. Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.
Nấm hương có thể dùng dạng tươi hoặc dạng khô, thường khi chế biến nấm hương khô thì người ta ngâm nấm vào nước để nấm nỡ và sử dụng luôn nước ngâm nấm để chế biến món ăn vì nước rất thơm.
Nấm hương dùng làm nguyên liệu chế biến cả món chay lẫn món mặn như: nấm xào chay, nấm xào thịt, đậu hũ sốt nấm, cá viên xào hành nấm…
Có thể tham khảo thêm link bên dưới: