Nước tro tàu được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên “củi, gỗ” bằng cách đốt chúng thành tro sau đó khuấy tro thu được với nước sạch rồi để cho tro lắng xuống đáy. Và công đoạn cuối cùng là gạn lọc lấy phần nước trong, đó chính là nước tro tàu.
Còn ngày nay nước tro tàu (lye water) với tên gọi hóa học là natri hydroxit (NaOH) hay hydroxit kali (KOH), được xem là một sản phẩm hóa chất công nghiệp có tổng sản lượng sản xuất lớn trên thế giới với khoảng 40 triệu tấn một năm với nhiều dạng khác nhau hạt, viên, bột, chất lỏng…
Nước tro tàu dùng trong thực phẩm với mục đích làm trắng, rau củ giữ được màu tự nhiên, tạo độ dòn, cũng như giữ được lâu hơn…
Loại Sodium hydroxide (hydroxyde de sodium) được sử dụng giúp cho xà bông loại cục được cứng, chắc hơn.
Loại Potassium hydroxide (l’hydroxyde de potassium) dùng để tạo xà bông dạng chất lỏng.
Các chất tẩy rửa lò nướng, dung dịch để thông cống, thông ống nước,… cũng có sự góp phần không nhỏ của nước tro tàu.
- Nước tro tàu hoàn toàn có khả năng phát huy khả năng “ăn mòn” trên các mô sống như da, thịt, giác mạc. Dung dịch có thể gây “phỏng hóa chất”, để lại sẹo, gây mù ngay khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu chẳng may uống có thể gây hẹp thực quản hoặc tệ hại hơn là có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, loại bột, có khả năng tỏa nhiệt nên có thể bắt lửa, dễ cháy.
- Tuyệt đối không lưu giữ nước tro tàu trong các dụng cụ bằng nhôm, mạ kẽm, thiếc, đồng, magie, vì sẽ tạo ra phản ứng trao đổi với nhau vô cùng nguy hiểm.
Nước tro tàu làm trắng, giữ màu tự nhiên nguyên liệu như: ngâm cá khô, làm cho ô liu bớt đắng, khi đóng hộp các loại cam quýt, làm trứng bách thảo, làm bánh tro, bánh ú, hay giúp cho sợi mì được dai hơn, và gần với chúng ta nhất là sử dụng khi nấu đường làm bánh Trung thu (giúp cho vỏ bánh được mềm, có màu sậm hơn).
Có thể tham khảo thêm link bên dưới: