Lá chùm ruột là một bộ phận của cây chùm ruột, còn gọi là tầm ruột (danh pháp hai phần: Phyllanthus acidus, danh pháp đồng nghĩa: Phyllanthus distichus, Cicca disticha, Cicca acida hay Averrhoa acida), là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae. Lá chùm ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5cm, rộng khoảng 1,5–2cm.
Chùm ruột phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới Á Châu từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam.
Lá và rễ chùm ruột dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc. Lá chùm ruột có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng. Bên cạnh đó, lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C). Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt. Người ta còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và miệng.
Lá chùm ruột ngoài việc dùng làm thuốc, nó còn được sử dụng như một nguyên liệu trong nấu ăn như món gỏi, làm nước uống, nước xốt hay làm mứt. Khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp. Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, được sử dụng để gói nem chua vì tính sát khuẩn mạnh. Có thể làm một loại nước uống lên men rất ngon.
Tham khảo: