Wiki

Sữa chua là gì?

Wed, 11 May 2016 11:57:08 GMT

Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt) là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (trong 100gr)

Sữa chua đặc, có đường

Gr mg Kcal
Năng lượng     59
Chất béo 0.4    
Protein      
Carbohydrate 3.6    
Cholesterol   5  
Đường 3.2    
Natri   36  
Kali   141  
Canxi   110  
Sắt   0.1  
Vitamin B6   0.1  
magie   11  

Tác dụng

Sữa chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Từ lâu sữa chua được biết đến như một nguồn bổ sung canxi, kẽm và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các công dụng nổi bật của sữa chua bao gồm:

Cách dùng

Sữa chua dùng ăn trực tiếp, hoặc trộn với các loại trái cây để làm món ăn nhẹ, món tráng miệng.

Khi ăn sữa chua, cần lưu ý một số điều sau đây:

- Mỗi ngày nên ăn từ 100 -250gr sữa chua, không ăn khi bụng đói. Tốt nhất là ăn sau bữa cơm từ 1-2 tiếng.

- Không ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích… Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư.

- Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột sau khi đường ruột bị tổn thương thì cần thận trọng khi ăn sữa chua.

Cách làm sữa chua:

Xem chi tiết cách làm sữa chua an toàn vệ sinh ngay tại: Cách làm sữa chua tại nhà

Phân loại

Trên thế giới có rất nhiều loại sữa chua. Trên thị trường Việt Nam thì hiện có những loại sữa chua phổ biến sau đây:

1. Sữa chua nguyên kem

Ưu điểm của sữa chua nguyên kem là còn nguyên vẹn dinh dưỡng từ sữa. Một hộp sữa chua 100 gram chứa 69 calo, 6 miligram đường, 4 gram miliprotein, 138 miligram canxi, 176 miligram kali. Ngoài ra còn một lượng đáng kể axit folic, vitamin A, vitamin D…

2. Sữa chua từ sữa dê và sữa cừu

Sữa chua có thể được làm từ sữa bò, dê, cừu, trâu… Sữa chua từ sữa cừu và sữa dê có giá trị dinh dưỡng tương tự như sữa chua từ sữa bò nhưng hàm lượng đường thường thấp hơn. Tuy nhiên, hương vị của sữa chua từ sữa dê và sữa cừu thì khó cảm nhận hơn. Hương vị này bắt nguồn từ các loại axit béo khác biệt so với axit béo trong sữa bò.

3. Sữa chua đậu nành

Loại sữa chua này làm từ sữa đậu nành truyền thống nên phù hợp với những ai bị dị ứng với đường lactose và người ăn chay. Giá trị dinh dưỡng của sữa chua đậu nành cũng tương tự sữa chua từ sữa bò, ngoại trừ hàm lượng axit béo bão hòa trong sữa chua đậu nành thì thấp hơn.

4. Sữa chua ít béo

Ngoài đặc điểm hàm lượng chất béo giảm đi mà vẫn giàu giá trị dinh dưỡng của sữa, một hộp sữa chua ít béo 100 gram chứa đến 530 milligram kali. Các nghiên cứu kết luận, chế độ dinh dưỡng đủ kali giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ sỏi thận và phòng ngừa tình trạng mất xương.

5. Sữa chua dạng uống

Sản phẩm này cũng có giá trị dinh dưỡng tương tự như sữa chua truyền thống nhưng ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và dễ sử dụng. 

6. Sữa chua kefir

Để làm sữa chua kefir, người ta cho lên men sữa bằng chủng vi sinh vật “kefir grains”. Các loại vi sinh vật gồm lactobacilli, streptococci, nấm men… tạo cho sữa chua vị chua nhẹ và thơm thoang thoảng mùi nấm men. Giống như sữa chua thông thường, sữa chua kefir giàu đạm, canxi và vitamin D. Điểm khác biệt của sữa chua kefir là hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, sữa chua kefir giàu chất chống viêm, kháng ung thư, tăng cường miễn dịch…

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://www.thanhnien.com.vn/

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Sả Sả, hay còn gọi là cỏ sả, hương mao, là loại cây thuộc họ lúa, tên khoa học là Cymbopogon citratus. Sả được sử dụng rộng rãi ở các nước châu [?] Sa pô chê Sa pô chê, hay còn gọi là hồng xiêm, lồng mứt, sabôchê, xa pô chê, là một loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có nguồn gốc từ Mexico, [?] Sa tế Sa tế là hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn, ngoài ra có thể có thêm sả, [?] Sa tế tôm Sa tế tôm là sản phẩm được làm sẵn, đóng chai, dùng làm gia vị. Thành phần của sa tế tôm gồm có ớt, dầu ăn, đường, tôm khô, tỏi, sả, muối. Cách [?]