Wiki

Sầu riêng là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Sầu riêng là loại quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 xentimét (12 in) và đường kính 15 xentimét (6 in), và trọng lượng từ 1 đến 3 kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.

Sầu riêng thường có nhiều ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Bến Tre, Cần Thơ,....

Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.

Trái sầu riêng có nhiều "múi", mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (trong 100gr) Gr

Kcal

Năng lượng   147
Protein 1,5 6
Chất béo 5 45
Carbohydrate 23 91

Tác dụng

1. Cung cấp năng lượng

100 g trái cây này cung cấp khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của mỗi người. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung thêm năng lượng cho bạn.

2. Chống trầm cảm

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có nồng độ serotonin thấp có nguy cơ trầm cảm cao. Sầu riêng rất giàu vitamin B6, một dưỡng chất thiết yếu trong việc sản xuất serotonin. Do vậy, ăn sầu riêng thường xuyên giúp bạn vượt qua căng thẳng, phiền muộn và trầm cảm.

3. Tăng cường chắc khỏe xương và răng

Sầu riêng cũng là thực phẩm dồi dào khoáng chất kali, mang lại nhiều lợi ích cho xương. Ngoài ra, hàm lượng canxi và vitamin B cao trong trái cây này giúp bảo vệ răng, lợi luôn chắc khỏe.

4. Ngăn ngừa lão hóa

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp đẩy lùi các gốc tự do, làm giảm mức độ căng thẳng, ngăn ngừa lão hóa da. Trong khi đó, mỗi chén sầu riêng chứa đến 80% nhu cầu vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày.    

5. Hỗ trợ tiêu hóa

Sự có mặt của chất xơ trong sầu riêng làm giảm nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, thiamin và niacin kích thích sự thèm ăn, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

6. Duy trì nồng độ đường trong máu

Loại trái cây này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu nhờ vào khả năng của lượng mangan dồi dào có trong nó. Do đó, các bệnh nhân tiểu đường có thể ăn sầu riêng thường xuyên mà không lo ảnh hưởng đến bệnh tật.

7. Tránh tăng huyết áp

Kali trong sầu riêng rất có lợi để bảo vệ và duy trì nồng độ natri trong cơ thể. Thường xuyên ăn trái cây này có thể ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề liên quan.

8. Tốt cho người bị thiếu máu

Nguyên nhân của bệnh là do cơ thể thiếu hụt chất folate, hay còn gọi là vitamin B9, rất cần thiết trong việc sản xuất các tế bào máu đỏ bình thường. Sầu riêng chính là một trong những thực phẩm cung cấp folate tốt, giúp những người bị thiếu máu khắc phục tình trạng sức khỏe.

Tác dụng phụ

1. Uống rượu sau khi ăn sầu riêng có thể tử vong

Theo báo cáo của đại học Tsukuba (Nhật, 2009), trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể.

2. Gây thừa cân

Trong 100g sầu riêng sẽ cung cấp từ 129-181 calo, và 1 trái sầu riêng bình thường - nặng 1-1,5 kg sẽ cung cấp hơn 1.000 calo nếu bạn thích ăn và thường xuyên ăn sầu riêng thì việc cố gắng giảm cân của bạn sẽ trở thành vô nghĩa.

3. Gây nhiệt

Vì sầu riêng chứa rất nhiều đường và chất béo nên việc ăn hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng.

4. Gây khó tiêu

Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng vì nó nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. 

Cách dùng

Thịt sầu riêng dùng ăn ngay hoặc để chế biến các món kem, chè, bánh quy, rau câu,....

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://soha.vn

Nguồn Zing News

http://news.zing.vn 

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Sả Sả, hay còn gọi là cỏ sả, hương mao, là loại cây thuộc họ lúa, tên khoa học là Cymbopogon citratus. Sả được sử dụng rộng rãi ở các nước châu [?] Sa pô chê Sa pô chê, hay còn gọi là hồng xiêm, lồng mứt, sabôchê, xa pô chê, là một loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có nguồn gốc từ Mexico, [?] Sa tế Sa tế là hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn, ngoài ra có thể có thêm sả, [?] Sa tế tôm Sa tế tôm là sản phẩm được làm sẵn, đóng chai, dùng làm gia vị. Thành phần của sa tế tôm gồm có ớt, dầu ăn, đường, tôm khô, tỏi, sả, muối. Cách [?]