Nấm mèo hay còn gọi là nấm tai mèo, mộc nhĩ đen, có tên khoa học là Auricularia auricular, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn.
Nấm mèo có dạng một vành tai, chân nấm thường rất ngắn, và ngắn nhất nếu so với các loại nấm ăn thông thường khác. Các tai nấm có nhiều nếp cong, và các gờ giống như việc tai mèo có nhiều tĩnh mạch. Đó cũng là lý do vì sao, nó được gọi là nấm mèo.
Khi nấm còn tươi sẽ mềm, có một màng nhung trắng mỏng che phủ bề mặt trong của nấm. Sau khi được phơi hoặc sấy khô, nấm dai, và cứng.
Nấm mèo chứa nhiều chất bổ dưỡng, nhất là sinh tố và khoáng chất. Trung bình trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6 g protid; 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 185mg phospho; 185mg sắt; 10,03mg caroten; 0,15mgvit B1; 0,55mgvit B2; 2,7mgvit PP.
- Chữa mỡ máu cao, chống nghẽn mạch
- Chữa chứng ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh
- Chữa hư lao khạc ra máu
- Chữa đại tiểu tiện ra máu
- Chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành
- Chữa trĩ ra máu
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết
- Chữa đại tiện không thông
- Chữa bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều
Nấm mèo được dùng làm thực phẩm, chế biến các món ăn đặc trưng của người Châu Á. Và đặc biệt là ở Việt Nam, mộc nhĩ đen không thể thiếu trong các dịp cỗ bàn ngày Tết, ngày giỗ, ngày cưới…
* Lưu ý, tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn nấm mèo tươi. Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.
Có thể tham khảo thêm các link bên dưới: