Wiki

Nguyên tố vi lượng là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Nguyên tố vi lượng là các nguyên tố mà lượng chứa ít hơn 10-4. Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ, cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho cuộc sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn. Lượng cần dùng hằng ngày của một người trưởng thành khỏe mạnh ở vào khoảng từ một vài trăm micrôgam (cho selen và asen) cho đến một vài miligam (sắt và iốt).

Những nguyên tố vi lượng không thể thiếu và cần thiết cho cuộc sống là asen, crôm, sắt, flo, iốt, côbal, đồng, mangan, molypđen, selen, vanađi, kẽm và thiếc. Các nguyên tố vi lượng này là một thành phần quan trọng của các enzyme, vitamin và hoóc môn hay tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định có vai trò như là coenzym xúc tác hay hoạt hóa.

Vai trò và tác dụng

Nguyên tố vi lượng còn được gọi là “ánh sáng của cuộc sống”. Chúng có vai trò cực lớn đối với cơ thể và không thể bị thay thế bởi chất khác. Cũng như Vitamin, nguyên tố vi lượng đóng vai trò đồng xúc tác, có nghĩa là nó rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa hàng tỷ phản ứng hóa học mỗi giây trong tế bào của cơ thể sống. Mỗi thành viên trong dòng họ nguyên tố vi lượng đều có chức năng và tác dụng riêng của mình.

- Sắt: Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng nó rất cần thiết cho sự sống. Chức năng hô hấp tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi về tất cả các cơ quan, tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme và tạo tế bào hồng cầu. Thiếu sắt làm giảm khả năng chịu dựng của cơ thể, điều này thể hiện rõ trong khi vận động cơ. Thiếu sắt còn gây nên chứng vô cảm, ngủ gật, thần kinh bất ổn và giảm khả năng tập trung. Tăng khả năng tử vong của trẻ sơ sinh lên 20 lần và tăng nguy cơ đẻ non ở những bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt.

- Đồng: Là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể, nó được tìm thấy trong 1 số loại enzyme. Đồng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa sắt và lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, sản xuất và bảo vệ tế bào hồng cầu, góp phần tạo xương và biến năng cholesterol thành vô hại. Khi thiếu đồng, cơ thể sẽ phải đối mặt với các rối loạn công thức máu và sự suy giảm hệ thống kháng thể. Tính đàn hồi của xương và thành mạch bị suy giảm, đặc biệt là sự viêm nhiễm rất dễ xảy ra.

- Kẽm: Kẽm giúp đảm bảo cho sự hoạt động của các enzyme trong quá trình chuyển hóa cơ bản của các cơ quan trong cơ thể sống, sự ổn định của màng tế bào và hoạt động của hệ thống kháng thể.

- Mangan: Góp phần quan trọng vào sự vững chắc của xương. Mangan còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng insulin trong cơ thể. Ngoài ra, còn có vai trò trong quá trình tổng hợp và trung hòa các gốc tự do. Các nghiên cứu cho thấy, nếu khi mang thai mà thiếu mangan thì sinh con ra sẽ mắc các chứng da lợt màu, rối loạn đông máu, lá lách teo nhỏ, khung xương không đều, các chức năng của não bị tổn thương…

- Magie: Magie là nguyên tố vi lượng phổ biến trong tự nhiên, có mặt trong tất cả các vùng đất và nước biển. Là yếu tố thiết yếu cho năng lượng của toàn cơ thể và duy trì hoạt động của hơn 300 enzym. Magie có vai trò quan trọng làm cứng xương, răng và khả năng hoạt động của các cơ.

- Vanadi: Có tác dụng làm giảm cholesteron được sản sinh trong gan, tác dụng của nó giống như Insulin. Vanadi làm tăng lượng glutathione là chất có vai trò quan trọng tiêu diệt các gốc tự do, và là thành phần thiết yếu trong cơ chế giải độc cho cơ thể.

- Nikel: Niken có tác dụng kích thích hệ gan, tụy, rất có ích cho người đái tháo đường, làm tăng sự hấp thu sắt và nhằm đảm bảo sự hoạt động của các enzyme trong cơ thể người.

- Molybden: Molypden có vai trò cần thiết trong quá trình cố định đạm của cơ thể. Tác động đến sự phát triển mô xương, chuyển hóa acid nucleic và bảo vệ thận khi bài tiết các chất thải chứa đạm khi tiêu hóa. Giúp kích thích hấp thụ sắt trong thành ruột và sản xuất tế bào máu. Molybden còn có vai trò quan trọng trong các phản ứng giải độc cơ thể.

- Flo: Flo giúp làm giảm tính cứng dòn của hệ thống xương, ổn định hàm lượng canxi trong xương. Ở người lớn tuổi, việc cung cấp Flo là rất cần thiết nhằm tránh các bệnh thoái hóa và mục xương. flour còn có tác dụng làm chắc răng và bền men răng, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa thiếu máu.

- Coban: Coban là nguyên tố vi lượng hiếm, có rất ít trong vỏ trái đất, là một chất oxy hóa mạnh, là thành phần của Vitamin B12, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ hiệu quả hơn khi có mặt Coban.

Tác dụng phụ

Thiếu nguyên tố vi lượng có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh: thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu trong máu), thiếu kẽm ảnh hưởng đến các hoóc môn tăng trưởng, thiếu iốt gây ra bệnh bướu cổ, thiếu kẽm có thể gây ra vô sinh.

Một số thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng: Thịt, cá, các loại hạt...

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://hungphatpharma.com

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Nấm bào ngư Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò (danh pháp hai phần: Pleurotus ostreatus) là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Nguồn gốc Được trồng lần đầu ở Đức [?] Nấm đông cô Nấm đông cô là gì? Nấm đông cô (shiitake Mushrooms) là một loại nấm thuộc họ với nấm hương, hình dáng cũng tương tự nấm hương, chỉ khác là [?] Nấm đùi gà Nấm đùi gà được mệnh danh là Nữ Hoàng của các loại nấm. Nấm có phần nón hình cầu, thân nhỏ dài giống như đùi gà. Tác dụng - [?] Nấm hương Nấm hương (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồc gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo tên [?]