Lá dong còn gọi là dong, cây lùn, toong chinh, tên khoa học Phrynium parvifloum Roxb, thuộc họ Hoàng tinh Marantaceae. Cỏ cao khoảng 1m, lá to hình trứng thuôn dài đầu nhọn nhẵn, dài 35cm, rộng 12cm, cuống dài 22cm, trong đó 2-3cm phía trên nhẵn. Cụm hoa hình đầu, không cuống, nằm trong bẹ của lá, đường kính 4-5cm gồm 4-5 hoa. Cánh hoa màu trắng hay đỏ. quả hình trứng dài 11mm, một phía lhum nhiều hơn phía lia. Hạt thuôn dài với áo hạt gồm 2 phiến.
Sinh sống trong các khu vực ẩm ướt có bóng râm che phủ như trong rừng, thường trong các thung lũng dọc theo suối, cao độ từ 0 tới 1.500m. Phân bố tại Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, đông nam Tây Tạng, nam Vân Nam) và Việt Nam.
Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hay dung dịch 30% đường. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong non được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn.
Tham khảo:
http://www.thaythuoccuaban.com