Lá cẩm (danh pháp hai phần: Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: magenta plant) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), phân bố tại vùng Đông Nam Châu Á, từ Assam tới Sri Lanka và phía đông cho tới hết diện tích Đông Nam Á, Java, Nam Trung Quốc và Đài Loan. Đây là một loại thực vật lâu năm, có thể đạt chiều cao tới 50–100cm. Lá dài 2–7.5cm và rộng 1–3.5cm. Hoa hai thùy, có thể dài tới 5 cm, màu đỏ tươi đến đỏ tím.
Lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.
Bên cạnh đó lá cẩm còn có tác dụng làm đẹp, giúp da mặt trở lên mịn màng và nhất là làm giảm độ bóng dầu trên da mặt... Đặc biệt những bạn gái bị mụn trứng cá khi sử dụng nước lá cẩm để rửa mặt sẽ thấy da mặt sáng lên và giảm mụn đi đáng kể.
Lá cẩm dùng để nhuộm màu trong thực phẩm, nấu xôi, bánh tét... vì lá cẩm không gây độc.
Tham khảo: