Hến là một họ gồm các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, thuộc bộ Veneroida, có vỏ cứng hình tròn, sống ở vùng nước lợ (cửa sông) và nước ngọt. Hến chỉ lớn hơn đầu ngón tay út, có vỏ hình bầu dục hay tam giác, có khi gần tròn, cân đối, phồng to và dày, vùng đỉnh vỏ nhô cao. Phần đầu và đuôi gần bằng nhau. Cạnh trước và sau đều tròn, cạnh bụng cong nhiểu hơn. Mặt ngoài vỏ nhẵn và bóng, màu vàng xanh hay vàng đen. Mặt trong màu trắng hay xám. Hến sinh sản bằng cách thả ấu trùng đã nở bên trong vỏ vào các vùng nước quanh nơi sinh sống. Sự thụ tinh xảy ra bên trong vỏ.
Giá trị dinh dưỡng (45gr) | Gr |
Nước | 88,6 |
Đạm | 4,5 |
Béo | 0,7 |
Bột | 5,1 |
Xơ | 0 |
Hến là một thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người thiếu máu, nó cũng ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega-3 thích hợp cho người bệnh tim mạch. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt hến có 12,77g chất đạm, 13,9 mg chất sắt, 0,245 mg chất đồng...
Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, trai hến còn được coi là món ăn - vị thuốc trị rất nhiều bệnh. Theo Ðông y, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.
Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn...Trong trai, hến còn chứa kẽm - nguyên tố vi lượng quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào
Tuy nhiên, loại thực phẩm nào, dù tốt đến đâu cũng luôn có những mặt trái của mình.
Gây dị ứng: Cũng giống như một số loại hải sảnkhác, trai, hến cũng có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, đối với những người có cơ thể mẫn cảm, nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.
Gây ngộ độc kim loại: Hến sống ở nơi nguồn nước ô nhiễm, có chứa kim loại nặng như thủy ngân, catmi và chì đều có thể bị nhiễm những kim loại này. Vì thế khi mua trai hến, bạn phải biết chắc là nó được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, không nằm gần nơi xả thải của khu công nghiệp...
Chống chỉ định với người bệnh Gout: Chắc chắn hơn ai hết, những bệnh nhân mắc bệnh Gout đã được bác sĩ của mình khuyến cáo về việc ăn trai và các loại thủy hải sản có 2 mảnh vỏ tương tự có thể khiến cho tình trạng bệnh lí của họ trở nên tồi tệ hơn, bởi lẽ trong 100g thịt trai trai có chứa một lượng lớn lên tới 147mg purines. Purines có thể khiến lượng axit uric trong máu của các bệnh nhân mắc chứng bệnh này tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.
Tại Việt Nam có 4 loài thường gặp là Corbicula baudoni, C.moreletiana, C. bocurti và C. cyreniformis. Hến vốn sinh ra từ rạch, lớn lên một tí là ra sông, khi trưởng thành thì sống ở vùng cồn. Lúc hến sống được bên cồn là rất mập, trắng lại tròn, nên rất ngon.
Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, nước sông cạn, con hến cũng sinh sôi nảy nở sau một mùa mưa (ở Quảng Nam) Hến có quanh năm, nhưng "rộ mùa" chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Tháng 3, mùa nước sông cạn, con hến qua một mùa mưa cũng sinh sôi nảy nở nhiều.
Hến thường được bán ở chợ, đa số hến khó lấy thịt vì mất nhiều thời gian để nấu và tách, thì các chủ thương bán tận dụng cách sơ chế sẵn ở nhà và chỉ bán thịt hến đã được tách vỏ sẵn. Rất tiện lợi để người tiêu dùng khi sử dụng và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Thịt hến hơi dai có màu trắng ngả vàng.
Hến được tận dụng để chế biến nhiều món ăn như ruột hến xào, nấu canh ngon, nước luộc hến ngọt, vỏ hến dùng để nung vôi. Nhiều món ăn liên hệ đến hến như cơm hến, cháo hến, gỏi cuốn hến... Nổi tiếng nhất là món cơm hến của Huế. Canh chua dịu, ngọt và thơm vị hến, rau răm.
- Luộc hoặc hấp trai từ 5-7 phút để đảm bảo hến không chỉ chín mà không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Bỏ thêm một chút gừng và rượu vào trong các món ăn từ trai sẽ giúp giảm bớt tính hàn của hến.
- Những con hến không mở miệng sau khi luộc hoặc hấp 5-7 phút là những con đã chết, không nên ăn chúng.
Tham khảo: