Glucid (hoặc Carbohydrat) gồm các loại chất bột, đường và chất xơ, là thành phần dinh dưỡng cơ bản, chiếm khối lượng lớn nhất và cung cấp năng lượng nhiều nhất trong khẩu phần ăn.
Chúng có nhiều vai trò quan trọng trong các cơ thể sống như tích trữ và vận chuyển năng lượng (như tinh bột, glycogen) và các thành phần cấu trúc (như cellulose trong thực vật và chitin trong động vật). Thêm vào đó, carbohydrat và các dẫn xuất của nó có vai trò chính trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, thụ tinh, phát bệnh, sự đông máu, và sinh học phát triển.
Glucid được cung cấp theo thức ăn hàng ngày, lượng cung cấp phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và lao động. Trong khẩu phần ăn của ngườỉ Việt Nam lượng gluxit chiếm 50-70% tổng năng lượng của cơ thể.
Glucid phân bố rất rộng trong thiên nhiên, chủ yếu là trong thực vật, nhất là trong cây đường thực và các loại cây trái. ở động vật chủ yếu là trong gan, sữa; song tỉ lệ không nhiều.
Glucid dự trữ trong kho đường của cơ thể glucogen trong gan, cơ và trong máu, ước chừng 400g. Ðường đưa vào cơ thể dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ. Trong cơ thể, lipit và protit có thể chuyển hoá thành glucid, cho nên cơ thể không thiếu đường.
Có rất nhiều loại đường, tinh bột là nguồn năng lượng chủ yếu. Tinh bột có ưu điểm về hiệu quả sinh lý, bởi vì cơ thể có khả năng thích ứng với tinh bột rất tốt - có thể thích ứng với số lượng lớn trong thời gian dài, song hấp thụ tương đối chậm. Tinh bột có tác dụng duy trì sự ổn định đường huyết.
Các chất tinh bột trong cơm, ngô, khoai, sắn đợc ăn vào cơ thể,, dạ dày có khả năng thích ứng với chúng lâu dài. Còn các thức ăn đường đơn thì không nên ăn quá nhiều, vì có thể sinh bệnh béo phì, bệnh tim mạch... Qua nhiều thực nghiệm người ta thấy rằng thức ăn đường đơn quá nhiều dễ mắc bệnh tim mạch hơn ăn thức ăn tinh bột. Ðường trong nước hoa quả và đường trong mật ong là loại đường thiên nhiên, có hàm lượng đường là 40%.
Ðường công nghiệp phân tử lượng lớn, thẩm thấu thấp, song hấp thụ nhanh. Do vậy đường công nghiệp là nguồn năng lượng đặc biệt cho dinh dưỡng thể thao và dinh dưỡng lâm sàng.
Nguồn glucid trong 100g thực phẩm
Thực phẩm | Glucid (g) | Thực phẩm | Glucid (g) | Thực phẩm | Glucid (g) |
Gạo | 76.2 | Khoai củ tươi | 21-28.4 | Bột nếp | 78.7 |
Nếp | 74.9 | Khoai củ khô | 75-81 | Bột Bắp | 73 |
Bánh Phở | 32.1 | Sắn tươi | 36.4 | Bánh mì | 48.5 |
Bún | 25.7 | Trứng | 0.5-1 | Bột khoai khô | 78-85 |
Cá | Không đáng kể | Mì sợi | 71.4 | Sắn khô | 80.3 |
Thịt | Không đáng kể | Ngô mảnh | 71.8 | Miến | 82.2 |
Ðường tham gia chủ yếu vào quá trình trao đổi năng lượng và ảnh công trình nghiên cứu về gluxit có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích thể thao. Tập luyện thể thao cơ thể cần tiêu hao một lượng đường rất lớn, có thể gấp 20 lần so với khi yên tĩnh.
Kho dự trữ đường trong cơ thể tương quan tỉ lệ thuận với năng lực vận động. Dự trù đường giảm thì sức bền của cơ thể cũng giảm sút. Khi vận động với cường độ tối đa khả năng hấp thụ oxy giảm xuống, do vậy cần phải bổ sung đường trước và trong tập luyện để nâng cao đường huyết. Song các loại đường khác nhau đợc ăn vào cơ thể đều có hiệu quả khác nhau. Ví dụ, glycogen và glucoza dễ gây phản ứng các men gan, có lợi cho hoạt động thể thao, là nguồn đường hồi phục tốt trong và sau vận động. Sau khi vận động uống nước hoa quả sẽ rất tất cho sự bổ sung đường cho gan.
vi.wikipedia.org/wiki/Cacbohydrat