Cá chạch là gì?
Wed, 30 Sep 2015 12:07:58 GMT
Cá chạch còn có tên chạch đồng, chạch bùn, nê thu hay thu ngư; tên khoa học là Migurnus anguilicaudtuy. Đây là loài cá nước ngọt sống ở ao, hồ, sông, suối; có thân tròn, dẹt hai bên, nhất là gần đuôi, dài khoảng 15 cm. Cá chạch đầu nhỏ, hơi tròn, mắt bé, miệng thấp có râu, da mỏng, dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn nên rất trơn nhẵn. Vảy cá chạch nhỏ, lẫn sâu dưới da nên khó thấy; vây lưng không có gai cứng, vây ngực và vây bụng ngắn, vây đuôi rộng.
Cá chạch có màu vàng, nâu hoặc xám đen, lưng sẫm hơn bụng, trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen. Ở miền Nam còn có chạch lấu - cũng là loại cá chạch nhưng rất lớn, nướng, chiên hay làm lẩu đều ăn rất ngon.
Giá trị dinh dưỡng
Cá chạch có tới 9,6% protein chất đạm với nhiều axít amin không thay thế, 3,7 lipit (chất béo), 28 mg Ca, 72 mg P, 0,9 mg Fe và nhiều loại vitamin như A, B1, B2…
Công dụng
Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, đặc biệt là bổ dương. Ngoài ra, cá chạch còn có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, Cá chạch có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, khử thấp tà, giải khát, tỉnh rượu; dùng chữa tiêu khát (tiểu đường), liệt dương, viêm gan virus, trĩ và lở ngứa.
Chạch có đến 17 axid amin thiết yếu, phần lớn dễ hấp thụ. Nó được xếp vào thực phẩm màu đen có nhiều công dụng chống ôxy hóa. Nhớt của chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh. Một số công dụng của chạch trong phòng chữa bệnh:
- Viêm gan cấp: Chạch sấy khô gần như than, nghiền bột. Mỗi lần uống 15 g. Ngày 3 lần sau bữa ăn. Trẻ em dùng liều 1/2.
- Viêm gan mạn: Chạch 150 g (bỏ ruột, xương) thái mỏng. Mộc nhĩ đen 2,5 g, rau kim châm 15 g. Tất cả nấu chín. Ăn nóng chia 2 lần trong ngày.
- Viêm gan vàng da: Chạch 5 con, đậu phụ một miếng, hầm chạch với đậu phụ cho nhừ. Ngày ăn 2 lần.
- Ung thư gan: Chạch 500 g, thịt lợn nạc 160 g, nhau thai một cái, đông trùng hạ thảo 40 g, trần bì 10 g, ít nước. Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu rửa sạch cho dầu vào rán vàng rồi vớt ra. Các thứ còn lại đều rửa sạch, đun nước sôi rồi bỏ vào. Đun sôi lại, hầm vài tiếng, nêm muối. Món này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ can thận, ích âm, lợi khí; thích hợp với người bị ung thư gan, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức, ăn kém, ngại nói, đau lưng, mỏi gối...
- Cháo chạch chống lão suy: Chạch tươi 300-500 g. Gạo tẻ 300 g. Cháo sắp được cho chạch đã được ướp và xào sẵn vào cháo. Nấu tiếp cho chín. Khi ăn cho gia vị, thơm, tiêu.
- Canh chạch tráng dương: Lấy 5-6 con chạch loại to vừa, tươi sống. Làm sạch nhớt, bỏ ruột, bảo toàn bộ xương! Đổ dầu rán mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán để khử bớt nước. Nên dùng ít dầu để khử tanh. Thêm 300 ml rượu hoặc 600 ml nước. Vài lát gừng. Dùng lửa nhỏ đun lâu đến lúc nước thang có màu trắng sữa và còn lại 1/2 là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại cho muối vừa ý, ăn cái và nước canh thang. Thang canh này dùng tốt cho người kém ăn, xanh xao, thiếu máu, nghiện rượu, bệnh gan, suy nhược thần kinh và thể lực.
- Cháo chạch chữa nam giới liệt dương, nữ giới đới hạ: Chạch 250 g, nhục quế và phụ phiến 10 g, gừng tươi 5 lát. Gạo tẻ lùn 100 g. Muối tinh vừa đủ. Cho quế phụ vào túi vải đổ nước, nấu lấy nước bỏ bã. Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu ruột, lóc lấy thịt. Nấu cháo bằng nước thuốc và chạch. Cháo chín cho gừng, muối nấu sôi lại. Ăn nóng (thận trọng tìm mua phụ phiến tốt, bào chế đúng cách để tránh ngộ độc).
- Chạch hầm lạc chữa suy nhược, thiếu máu: Dùng chạch 250g, thịt lợn nạc 50 g, lạc nhân 100 g, gừng 5 g, tiêu bột 5 g, nước 200 ml. Rán qua chạch, cho nước, thịt, gừng đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn 1/2. Nêm gia vị.
- Chạch với tỏi chữa phù thũng: Dùng chạch (hết nhớt, bỏ xương) với tỏi lượng vừa ăn, xào nấu không dùng muối. Ăn liền 2-3 ngày.
- Canh chạch chữa tiêu khát (tiểu đường): Chạch (làm sạch hết nhớt, bỏ xương, ruột) nấu canh với lá sen non (chưa hoặc mới nở) lượng tùy ý. Hoặc: Chạch 10 con (làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột) lá sen khô và đủ. Chạch phơi chỗ mát (âm can) cho khô. Bỏ đầu đuôi, đốt thành than. Lá sen tán bột. Trộn hai thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10 g. Ngày 3 lần. Uống với nước đun sôi để nguội.
- Canh chạch thanh nhiệt giải độc, trừ mẩn ngứa: Chạch 30 g (bỏ ruột), giun đất khô 10 g, rau sam 50 g sắc nước uống bỏ bã. Ngày 1 lần. Hoặc: Chạch 30 g, đại táo 15 g, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn ngày một thang, liền 10 ngày.
- Chữa búi trĩ chảy xuống, đau đớn: Cá chạch 100 g làm sạch (hết nhớt) bỏ ruột, xương cho vào nồi, 30 g hoàng kỳ, một chén rượu gạo. Nước vừa đủ nấu chín ăn.
- Chạch chữa mồ hôi trộm: Chạch 250 g, rượu gạo, lượng vừa đủ, chạch làm hết nhớt, bỏ ruột, xương, nấu với rượu cho chín để ăn. Trẻ em: Chạch 90-120 g làm sạch nhớt, bỏ ruột, rán vàng rồi cho vào một bát rưỡi nước, ít muối vào nấu thành canh. Ngày ăn một lần. Ăn liền 3 ngày.
Nguồn tham khảo
vietbao.vn
www.thanhnien.com.vn
vi.wikipedia.org
Xem nội dung đầy đủ
Gợi ý các từ liên quan
Cá
Cá là động vật có dây sống, hầu hết là biến nhiệt (máu lạnh) có mang, một số có phổi và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên [?]
Cá ba sa
Cá ba sa có thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá [?]
Cá bã trầu
Cá bã trầu là gì?
Cá bã trầu còn gọi Cá Thóc, Cá Trao Tráo hay Cá Mắt Kiếng thuộc họ nhà cá sơn, mắt to, [?]
Cá bạc má
Cá bạc má (danh pháp hai phần: Rastrelliger kanagurta) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ, còn được gọi là cá thu Ấn Độ, có thân [?]