Wiki

Chất xơ là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Chất xơ hay chất xơ thực phẩm hay thức ăn thô (roughage, ruffage), fiber trong tiếng bắc Mỹ hoặc fibre trong tiếng Anh, là phần khó tiêu hóa của thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và chất thải của động vật ăn chất xơ.

Phân loại

Chất xơ có 2 loại là chất xơ hòa tan trong nước và chất xơ không hòa tan trong nước.

- Chất xơ hòa tan trong nước: Nó là dễ dàng lên men trong ruột kết vào khí và các sản phẩm phụ hoạt động sinh lý, có thể là tiền sinh học (prebiotic) hoặc nhớt. Xơ hòa tan có xu hướng làm chậm sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống.

- Chất xơ không hòa tan trong nước: Nó có thể được trao đổi chất trơ và cung cấp trương nở (bulking) hoặc tiền sinh, chuyển hóa lên men trong ruột già. Sợi trương nở hấp thụ nước khi chúng di chuyển qua hệ tiêu hóa, làm dịu việc đại tiện. Xơ không hòa tan lên men nhẹ thúc đẩy đi tiểu liên tục, mặc dù không đến mức sợi trương nở làm, nhưng chúng có thể dễ dàng lên men trong ruột kết thành khí và các sản phẩm phụ hoạt động sinh lý. Sợi không hòa tan có xu hướng đẩy nhanh sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống.

Tác dụng

- Cung cấp dinh dưỡng

Hầu hết thức ăn có nhiều chất xơ cũng rất tốt cho bạn vì nhiều lí do khác. Ví dụ, ăn trái cây, rau xanh và ngũ cốc... giàu chất xơ nhưng cũng giàu vitamin và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nói cách khác, nếu bạn dùng một bữa ăn giàu chất xơ, không chỉ bạn bảo vệ được sức khỏe của bạn bằng chất xơ ăn vào mà còn bởi vì bạn hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết khác.

- Chữa táo bón

Ở trong ruột, chất xơ không tan trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống lại táo bón rất tốt. Ăn nhiều chất xơ loại này rất cần uống đủ nước.

- Viêm ruột

Sợi xơ không tan làm giảm áp lực trong ruột bằng cách kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn.

- Ung thư

Ung thư ruột già: Tăng lượng chất xơ khiến cho tốc độ thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, do vậy làm giảm thời gian những chất độc (tác nhân gây ung thư) tiếp xúc với ruột và hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm độ axit của phân bã và thay đổi môi trường vi khuẩn trong ruột.

Ung thư vú: Chất xơ không hòa tan trong nước làm giảm estrogen trong máu, do vậy chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

- Béo phì

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp kiểm soát một cách rõ rệt cân nặng của bản thân. Chất xơ trong cơ thể làm bạn no mà không cần thêm calo (calo của sợi không được hấp thu vào cơ thể). Điều này có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa thừa cân, béo phì.

- Mỡ máu, bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm có nhiều chất xơ tan được có thể làm giảm cholesterol máu bằng cách làm axit mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi bớt cholesterol máu. Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có biến chứng vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL.

- Tiểu đường

Ăn nhiều chất xơ tan trong nước trong bữa ăn có tinh bột (ngũ cốc) giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30% nên đường máu sau ăn không tăng nhanh (ổn định đường huyết). Điều đó cho phép bệnh nhân dùng ít thuốc chữa tiểu đường hơn. Người bị tiểu đường ăn nhiều chất xơ sẽ có khuynh hướng cần ít hơn insulin so với những người ăn ít chất xơ hơn.

Lưu ý:

Một chế độ ăn thiếu chất xơ thường không bao gồm đủ rau quả và trái cây do đó không chỉ không cung cấp đủ chất xơ mà còn là nguyên nhân gây thiếu vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón, trĩ và một số vấn đề khác về đường ruột.

Vì vậy, việc cung cấp chất xơ cho cơ thể là hết sức cần thiết, ngoài việc bổ sung bằng rau quả còn có thể bổ sung bằng các thực phẩm chức năng có chứa chất xơ để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất xơ hàng ngày và phát triển cơ thể một cách tốt nhất.

Cách sử dụng

Chất xơ có trong một số loại như hạt ngũ cốc, hạt đậu, rau củ, khoai tây, trái cây các loại... có thể dùng làm nguyên liệu trong các món xào, luộc, nấu chè, ăn tráng miệng...

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://anhungpharma.com

http://camnanglamdep.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Cá là động vật có dây sống, hầu hết là biến nhiệt (máu lạnh) có mang, một số có phổi và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên [?] Cá ba sa Cá ba sa có thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá [?] Cá bã trầu Cá bã trầu là gì? Cá bã trầu còn gọi Cá Thóc, Cá Trao Tráo hay Cá Mắt Kiếng thuộc họ nhà cá sơn, mắt to, [?] Cá bạc má Cá bạc má (danh pháp hai phần: Rastrelliger kanagurta) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ, còn được gọi là cá thu Ấn Độ, có thân [?]