Wiki

Bạch chỉ là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây cao khoảng 1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

Phân bố:

Cây được trồng làm thuốc, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.

Đơn vị đo lường:

Gram.

Thành phần hóa học:

Theo các nghiên cứu, trong bạch chỉ có tinh dầu, angelicine, xanhthotoxin, noclakenetin, marmesin, umbeliferone,...

Tác dụng:

Theo nghiên cứu dược lý, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau,…  Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,… Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt,…

Sử dụng:

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thường gọi là bạch chỉ. Thu hoạch vào mùa thu đông, khi thấy một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to, chắc là có thể thu hoạch được. Dùng dao chặt toàn cây để lại 10cm thân. Khi đào tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ, rũ sạch đất, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phân riêng củ có kích thước như nhau, phơi hay sấy nhẹ cho khô. Dược liệu hình chùy, dài 10 - 20 cm, phần trên to, phần dưới thuôn nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, có nhiều vết nhăn dọc. Mặt cắt ngang có màu trắng hay trắng ngà. Thể chất cứng, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột. Mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng.

Các nhà cung ứng bạch chỉ:

caythuocnam.com.vn, công ty TNHH Vạn Xuân, ...

Nguồn tham khảo:

thuocvuonnha.com

tuelinh.vn

ykhoa.net

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Ba Ba Ba ba ở một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, là tên gọi của một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Thân có [?] Ba kích thiên Ba kích thiên là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao [?] Bạc hà Cây Bạc hà miền Bắc còn gọi là Dọc mùng hoặc Môn bạc hà là loài cây thân thảo đa niên có [?] Bạch đậu khấu Bạch đậu khấu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Bạch đậu khấu. Quả hình [?]