Ba kích thiên là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày),... Thuộc họ cà phê (RUBIACEAE). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân. Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10.
Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.
Gentianine, carpaine, choline, trigonelline, disogenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, vitexin, orientin, quercetin, luteolin, vitamin B1. Rễ ba kích tươi có chứa nhiều vitamin C.
Bổ thận dương, trừ phong thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh (do bào cung lạnh), chứng tý do phong hàn thấp.
Theo Đỗ tất Lợi nước sắc Ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp, không có độc.
Theo sách Trung dược học: cho chuột lớn và chuột nhắt uống thuốc đều không thấy biểu hiện tác dụng của kích tố đực. Thuốc có tác dụng như ACTH làm cho tuyến ức chuột con teo.
Ngoài ra còn có những công dụng khi phối dùng cùng các vị thuốc khác như: Trị liệt dương, tảo tiết ở nam, chứng vô sinh ở nữ do thận dương hư, thuốc có tác dụng ôn thận tráng dương. Trị người lớn tuổi đau lưng, chân yếu, tê mỏi. Trị chứng đau phong thấp, cước khí phù. Trị huyết áp cao thời kỳ mãn kinh,...
Ba kích thiên có thể ngâm với rượu; làm nguyên liệu cho các món ăn bổ thận, tráng dương hay phối trộn với nhiều vị thuốc khác có thể trị được nhiều bệnh trị bệnh.
Cách chế biến Ba kích khô: Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm trở lên, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát) tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong, cắt thành đoạn ngắn 10cm.
Bảo quản: Tránh mốc, mọt bằng cách xông hơi lưu huỳnh cả dược liệu và bao đựng. Kiểm tra thường xuyên diệt mọt bằng hơi lưu huỳnh.
Cách chế biến Ba kích tươi: Củ ba kích sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước. Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và rút bỏ lõi. Phần thịt của ba kích sẽ được dùng làm thuốc ( thường để ngâm rượu) bỏ phần lõi, không sử dụng.
Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Đức Thắng, Công ty TNHH TM-DV Lê Hoàng, Trung tâm cây thuốc quý Hòa Bình, ...