Nếu như huyết áp cao là tiền đề cho những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, suy thai thì tụt huyết áp khi mang thai là nguyên nhân khiến bầu mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu. Xử lý thế nào nếu lỡ gặp phải trường hợp này? Tham khảo ngay bầu nhé!
Nếu như huyết áp cao là tiền đề cho những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, suy thai thì tụt huyết áp khi mang thai là nguyên nhân khiến bầu mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu. Xử lý thế nào nếu lỡ gặp phải trường hợp này? Tham khảo ngay bầu nhé!
Kiểm tra huyết áp là một trong những “thủ tục” không thể thiếu trong mọi cuộc khám thai. Nhờ kết quả kiểm tra huyết áp, bác sĩ sẽ có một cái nhìn tổng quát về sức khỏe mẹ và bé.
Thực tế, việc thay đổi huyết áp khi mang thai là điều hết sức bình thường. Bởi trong thai kỳ, sự gia tăng hormone progesterone sẽ làm giãn các mạch máu, và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Theo đó, mẹ bầu có xu hướng tụt huyết áp trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ. Huyết áp sẽ có xu hướng tăng cao vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Huyết áp của một người bình thường sẽ dao động trong khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, tụt huyết áp khi mang thai được xác định khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60 mm Hg.
Nếu nhức đầu dữ dội hoặc cảm thấy tê một phần cơ thể, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay
Tuy không phổ biến và gây nhiều tác hại như huyết áp cao, nhưng huyết áp thấp khi mang thai cũng gây ra những hậu quả như chóng mặt, hoa mắt, khiến mẹ bầu dễ bị ngã gây nguy hiểm cho bản thân và cục cưng trong bụng. Nguy hiểm hơn, tụt huyết áp khi mang thai có thể làm mẹ bầu bị ngất do thiếu ô-xy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể. Theo đó, thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và ô-xy để phát triển.
- Không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng bởi đây là nguồn năng lượng cần thiết để mở đầu cho một ngày mới.
- Trong khi những mẹ bầu có dấu hiệu cao huyết áp thường phải kiêng muối, các chuyên gia khuyến cáo những người bị tụt huyết áp nên bổ sung một lượng muối nhất định vào thực đơn, khoảng 10g muối mỗi ngày.
- Liên tục bổ sung nước cho cơ thể, nhưng hạn chế các loại thức uống có cồn và caffein.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, bầu nên ăn 5-6 bữa một ngày. Không nên để dạ dày “rỗng” quá lâu, chú ý thêm năng lượng cho cơ thể ít nhất mỗi 4 tiếng/ lần.
- Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B các loại. Thiếu vitamin cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp.
- Chủ động mang theo đồ ngọt như bánh, kẹo bên người đề phòng những trường hợp tụt huyết áp đột ngột.
>> Xem và lưu công thức chi tiết: Bánh cua phô mai
- Với những mẹ bầu bị huyết áp thấp, việc thay đổi tư thế một cách đột ngột sẽ khiến máu lưu thông không kịp, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, nếu muốn đứng lên, ngồi xuống, bầu nên từ tốn thôi nhé!
>> Xem thêm: Chuẩn đi, đứng, ngồi và nằm khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Hạn chế những trường hợp phải leo cao, ở quá lâu ngoài nắng, đứng liên tục trong thời gian dài. Mẹ bầu cũng nên hạn chế đến những nơi đông người để tránh trường hợp không đủ dưỡng khí.
- Duy trì một chế độ tập luyện mỗi ngày, bắt đầu với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn.
- Không nên xông hơi, hoặc ngâm nước nóng quá lâu. Mất nước cũng khiến huyết áp của mẹ bầu xuống thấp một cách đột ngột.
Khi mang thai các mẹ nên cẩn thận không được quá căng thẳng, mệt mỏi hay để bị sốc ảnh hưởng tới huyết áp của mình. Điều đó rất nguy hiểm cho cả mẹ và con nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: marrybaby.vn