Blog

Rau mồng tơi - loại rau tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn

bởi Kim Tuyến Malie
Mon, 02 Apr 2018 10:20:00 GMT

Rau mồng tơi nổi tiếng là mộ loại rau dại, quen thuộc, dễ trồng mà cũng dễ mua nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng có một điều bạn nên lưu ý rằng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Vậy những ai không được ăn rau mồng tơi?

Rau mồng tơi nổi tiếng là mộ loại rau dại, quen thuộc, dễ trồng mà cũng dễ mua nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng có một điều bạn nên lưu ý rằng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Vậy những ai không được ăn rau mồng tơi?

Bạn đã biết gì về rau mồng tơi?

Rau mùng tơi còn có tên gọi khác là tầm tơi hay lạc quỳ. Tên tiếng anh của mùng tơi là Red vine spinachCreeping spinachClimbing spinach, Indian spinach, Asian Spinach. Cơ bản đây là một loại cây mọc dại nhưng phần lá và đọt non ăn rất ngon nên rất được mọi người yêu thích dần trở thành một loại thực phẩm quen thuộc.

Đây là loại dây leo quấn, mập và có chất nhớt, sống khoảng 1 đến 2 năm. Lá dày hình tim, mọc xen. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5 đến 6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. Dây mồng tơi mọc và phát triển rất nhanh, dây có thể dài đến 10 mét.

Công dụng chữa bệnh của mồng tơi

1. Rau mồng tơi giúp giảm cholesterol trong cơ thể

Chất nhầy có trong rau mồng tơi mang tác dụng hấp thu cholesterol. Cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người béo phì muốn giảm cân tự nhiên hiệu quả thì nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, cộng thêm thông tiểu và nhuận tràng.

2. Rau mồng tơi giúp làm lành vết thương, tốt cho xương khớp

Nước cốt của rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò và cuối cùng là thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả.

3. Rau mồng tơi giúp chữa yếu sinh lý

Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, cùng 1 bộ lòng gà hay vịt. Nấu thành canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới được cho là rất hiệu quả.

4. Rau mồng tơi trị mụn nhọt

Hãy dùng lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (nhớ là không cho thêm nước nhé), sau đó trộn với ít muối đắp lên mụn. Chẳng mấy chốc mụn nhọt sẽ được làm dịu mát và lặn đi.

5. Rau mồng tơi chữa bỏng

Dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước cốt bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ nhanh chóng xoa dịu, làm mát vùng da vị bỏng mà không gây rát.

6. Rau mồng tơi trị say nắng

Theo kinh nghiệm dân gian,đem giã nát lá mồng tơi và nhớ không càn thêm nước, đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

7. Rau mồng tơi trị tiểu khó

Một bài thuốc trị chứng khó tiểu từ mồng tơi là giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn sáng.

8. Rau mồng tơi giúp lợi sữa ở phụ nữ sau sinh

Rau lang và rau mồng tơi là  sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ…

9. Mồng tơi giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón

Rau mồng tơi nấu thành canh ăn trong bữa cơm hằng ngày. Sử dụng trong vài ngày là hệ tiêu hóa sẽ thông, không còn táo bón.

Những ai không được ăn rau mồng tơi?

Người bị sỏi thận tuyệt đối không được ăn mùng tơi

Đối với người đã được chẩn đoán bị sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi vì mùng tơi vì chúng chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.

Nếu hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, điều này dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng hơn.

Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mùng tơi

Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau nấu ăn cho mát, chống táo bón, nhuận tràng và làm mát cơ thể.

Nhưng cũng tính vì đặc tính này của mồng tơi mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu vẫn cố tình ăn rau mùng tơi thì đây sẽ là là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.Tiêu chảy diễn biến nặng sẽ rất nguy hiểm.

Ăn rau mồng tơi nhiều gây ố vàng răng

Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước, răng bạn sẽ bị đen, vàng.

Ăn nhiều rau mồng tơi gây khó chịu trong dạ dày

Mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. Một chén rau mồng tơi nấu chín có đến 6g chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.

 

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Mẹo giữ vitamin trong rau xanh Nếu không biết cách chế biến, các bà nội trợ có thể làm mất tới 90% lượng vitamin trong rau xanh. 19 sai lầm nghiêm trọng thường gặp khi xào nấu, ăn rau xanh Dưới đây là những sai làm nghiêm trọng của các bà nội trợ thường gặp khi xào nấu, ăn rau xanh. 5 loại rau xanh trời càng lạnh càng phát triển tươi tốt Giàu chất dinh dưỡng và hương vị ngon, bông cải trắng thường được dùng để luộc, nấu canh, hay xào với các loại thịt.

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác