Hiện nay có một số người cường điệu hóa tác dụng trị bệnh của nấm Tây Tạng (nấm Kefir), coi như thuốc trị bá bệnh. Có thể có một vài trường hợp khỏi bệnh, nhưng đó chỉ là cá biệt không được theo dõi đầy đủ, chưa thể coi như tính chất chung.
Nấm Tây Tạng là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể.
Hiện nay có một số người cường điệu hóa tác dụng trị bệnh của Kefir, coi như thuốc trị bá bệnh. Có thể có một vài trường hợp khỏi bệnh, nhưng đó chỉ là cá biệt không được theo dõi đầy đủ, chưa thể coi như tính chất chung.
Nấm sữa Tây Tạng có tên khoa học là Kefir, con nấm này hình dạng như bỏng nẻ gạo, màu vàng bơ, thơm ngậy và sinh sôi hàng ngày, nhất là mùa nóng.
Là “nấm” nhưng nó thuộc nhóm nấm men (men bánh mì, men Kombucha…) và là loại vi khuẩn ăn sữa tươi, sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, giàu khoáng chất, vitamin nhóm B, K, acid folic, phốt pho, carbohydrat, protein, canxi, magie…
Sữa được tạo từ nấm Tây Tạng và sữa chua đều là những sản phẩm sữa lên men và chúng có chứa các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên sữa từ nấm Tây Tạng có chứa các vi khuẩn có lợi mà không được tìm thấy trong sữa chua như Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species.
Nấm Tây Tạng chứa nhiều men có lợi, chúng có thể kiểm soát và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh khác cho cơ thể. Chúng còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với sữa chua bằng cách giúp tiêu hóa các thực phẩm mà bạn ăn và luôn giữ cho đường ruột luôn sạch và khỏe mạnh. Do kích thước hạt sữa của nấm Tây Tạng nhỏ hơn so với sữa chua nên nó dễ dàng tiêu hóa hơn.
Bên cạnh đó, sự lên men đặc biệt khiến nấm Tây Tạng có đặc tính khác với các sản phẩm lên men từ sữa khác. Sự thay đổi hóa sinh của nấm Tây Tạng giúp cơ thể dễ hấp thu chất bổ dưỡng, đặc biệt sự biến đổi lactose thành lactic acid giúp những người có cơ địa dị ứng hoặc không dùng lactose vẫn ăn được.
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về loại nấm Tây Tạng (nấm Kefir) phóng đại nó như một thần dược chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên các giáo sư tiến sĩ của ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Mình đã khuyến cáo, nấm Kefir thực chất chỉ là loại men, chỉ hỗ trợ dinh dưỡng và hỗ trợ một số chứng bệnh nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng minh nó có thể chữa được bệnh về tuần hoàn, gan nhiễm mỡ, mỡ trong mau hay ung thư...cả.
Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt. Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm Kefir trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh
Người mới ăn và trẻ từ 1 tuổi trở lên khi ăn sữa chua từ nấm sữa Tây Tạng nên ăn ít một và phải theo dõi sát xem cơ thể dung nạp thế nào. Nếu trẻ bị đau bụng, khó chịu, đi ngoài lỏng thì dừng ăn ngay, vì rất có thể cơ thể trẻ không thích ứng với loại sữa này hoặc độ chua quá cao đã kích ứng dạ dày của trẻ.
Người lớn cũng không nên ăn quá 400ml sữa/ngày, vì độ chua cao, ăn nhiều và ăn liên tục có thể gây khó chịu, nhất là người bị viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua. Nên ăn sữa chua nấm Tây Tạng sau khi ăn cơm 30 phút. Không nên ăn khi đói, vì khi đói độ pH trong dạ dày cao, ăn vào các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.
Một số người đã tranh thủ kiếm tiền với giá bán 50.000 – 200.000 đồng/hộp. Nhưng rất nhiều gia đình nuôi nấm, cho là nấm có nguồn gốc tâm linh nên nuôi cấy để biếu và cho.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo bạn cũng không nên tự nuôi và sử dụng nấm sữa tại nhà vì có thể quá trình nuôi sẽ làm phát triển các vi khuẩn có hại, gây ảnh hưởng sức khỏe. An toàn nhất là các mẹ nên mua sữa chua nấm Tây Tạng (nấm Kefir) do các công ty sản xuất, bán tại các siêu thị, đại lý lớn vì chúng được tiệt trùng, được cơ quan chức năng kiểm soát kỹ trước khi đưa ra thị trường.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho cuộc sống thường ngày của bạn.
Bạn có thể xem thêm:
Dun Dun
Tổng hợp