Tất cả chúng ta đều vì muốn tiết kiệm mà dùng dầu đã qua sử dụng một lần để tái dùng cho lần sau. Nhưng lại không hề nghĩ đến những hiểm nguy tiềm ẩn bên trong dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Cùng tìm hiểu việc sử dụng dầu chiên lại gây nguy hiểm cho chúng ta như thế nào nha.
Dầu ăn vốn đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong công việc nấu nướng hàng ngày của chị em phụ nữ. Để tiết kiệm, thông thường các mẹ nội trợ sẽ sử dụng lại dầu đã chiên một lần cho lần chiên sau. Nhưng các mẹ đâu có biết dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần gây nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe của chúng ta rất nhiều.
Dầu ăn thường được chia thành hai loại: một là dầu dùng để chiên, xào… (loại dầu hỗn hợp như: Cooking, Neptune, Tường An,…) và hai là dầu dùng để trộn salad, ăn sống (đậu nành, hướng dương, oliu, hạt cải,…), các mẹ nội trợ nên có hai loại này trong bếp nhà mình.
Trong dầu ăn có chất béo nói chung giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể, là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể.
Ngoài ra, dầu ăn còn là dung môi cho các vitamin dễ tan trong dầu như vitamin A, D, K, E, là nguồn cung cấp acid béo giúp cơ thể tăng trưởng, làn da mịn màng, hạn chế viêm nhiễm.
Thành phần dinh dưỡng trong dầu phộng
Cơ thể chúng có nhu cầu chất béo từ 15-30% tổng năng lượng mà thức ăn mang lại. Do đó, việc cân đối số lượng và chất lượng chất béo sẽ đảm bảo những lợi ích thiết yếu cho cơ thể.
Hầu hết tất cả mọi người khi chiên, xào, rán thức ăn thường sử dụng dầu mỡ rất nhiều. Lượng dầu còn dư lại thường được tận dụng cho những lần chiên, xào tiếp theo nhằm mục đích tiết kiệm và nghĩ rằng chiên thêm một lần nữa sẽ không sao.
Không chỉ trong các gia đình dùng dầu chiên lại mà ở những nơi bán thức ăn nhanh, các xe đẩy cá viên chiên,… đều chiên đi chiên lại dầu nhiều lần, thậm chí số lượng còn nhiếu gấp mấy lần nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.
Thực chất dầu ăn sau khi chiên một lần nên bỏ đi và không được tái sử dụng. Vì sau khi rán, mùi thức ăn đã bám vào dầu, nếu sử dụng lại sẽ làm giảm mùi vị cũng như chất lượng món ăn.
Không chỉ vậy, sau khi nấu một thời gian dài ở nhiệt độ cao, trong dầu ăn sẽ sản sinh ra chất tranfat – một chất có hại cho sức khỏe. Đồng thời, trải qua quá trình đun nóng nhiều lần làm thay đổi thành phần hóa học trong dầu ăn: vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy và hình thành nên các chất độc hại như Adehyde, Fatty acid oxyde,… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy men tiêu hóa, gây chứng khó tiêu, làm nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao. Đặc biệt khi dầu ăn được chiên lại nhiều lần rất dễ bị oxi hóa do tiếp xúc với môi trường bên ngoài gây các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
Khi chiên thực phẩm sẽ làm gia tăng bệnh ung thư nếu chúng có chứa dầu hydro hóa và chiên nhiều lần tạo ra sản phẩm phụ Acrylamide – một khối u chứa chất độc thần kinh cực manh, có tác dụng phụ không chỉ lên não mà còn là các hệ thống sinh sản khác.
Khoai tây chính là thực phẩm cacbohydrat dễ sản sinh ra Acrylamide trong quá trình chiên và đây chính là món ăn dễ gây ung thư nhất. Cùng với đó là những món thịt, cá chiên,… của chúng ta khi tiếp xúc với dầu nóng càng tạo ra chất cháy khét gây bệnh ung thư. Chiên đi chiên lại dầu nhiều lần sẽ làm các chất này hòa tan càng gây hại cho sức khỏe hơn nữa.
Nhiều người vẫn mắc sai lầm nghiêm trọng chính là để dầu sôi thật sôi rồi mới cho thức ăn vào chế biến. Nhiệt độ quá cao phá vỡ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và trong cả dầu ăn, sản sinh ra chất độc.
Theo nghiên cứu, ở 180 độ các axit béo trong dầu sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có khả năng gây đột biến gen, tạo ra các amin dẫn đến ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư phổi và vú. Đồng thời làm giảm hệ miễn dịch của con người.
Bảng nhiệt độ khi dầu sôi đến bốc khói
Để chiên xào được an toàn, bạn chỉ nên để chảo hoặc nồi nóng già rồi mới cho dầu vào và chế biến. Bạn cũng có thể tự cảm nhận dầu sôi bằng cách dầu càng nóng nhiệt độ càng cao.
Thay đổi nhiều loại dầu ăn khá có lợi cho bạn. Không phải dầu ăn nào cũng đảm bảo đủ chất cần thiết cho cơ thể, không nên sử dụng một loại dầu quá lâu mà nên thay đổi. Trong bếp nên có 2 loại dầu ăn: dầu ăn từ hạt (hướng dương, oliu,…) và dầu cooking.
Khi nấu ăn nên dùng cả mỡ động vật và thực vật để chế biến. Vì mỡ động vật cung cấp lipid giúp cấu tạo các bộ phận cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể. Còn dầu thực vật cung cấp omega 3 và 6 là những axit béo không no.
Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng cơ thể từng người mà dùng dầu ăn và mỡ động vật phù hợp. Với người bình thường nên dùng cả hai, trẻ em thì 50-50. Người béo phì, bị tiểu đường, mỡ trong máu, huyết áp cao,… chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo nạp vào người. Người bị xơ vữa động mạch chỉ nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.
Bên cạnh đó, cũng nên cân bằng lượng dầu sử dụng để tránh dư thừa khi nấu nha!
Sau khi đã biết những mối nguy hiểm từ dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, các chị em nội trợ không nên vì thấy tiếc mà giữ lại dầu đã qau sử dụng một lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình cũng như các thành viên trong gia đình. Và những cách chế biến, dùng dầu ăn phù hợp với từng cơ thể mỗi người.