Blog

Những điều bạn chưa biết về rau má

bởi Rose Nguyen
Mon, 15 Jun 2015 09:00:49 GMT

Nhiều người cho rằng rau má là thần dược trị mụn nhọt, hạ sốt, giải độc... Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó thì cũng có rất nhiều nguy hiểm như tiêu chảy hoặc sảy thai. Cùng tìm hiểu 2 mặt "lợi" và "hại" của rau má nhé!

Nhiều người cho rằng rau má là thần dược trị mụn nhọt, hạ sốt, giải độc... Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó thì cũng có rất nhiều nguy hiểm như tiêu chảy hoặc sảy thai. Cùng tìm hiểu 2 mặt "lợi" và "hại" của rau má nhé!

Tác dụng thần kỳ của rau má

1. Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xấp nước và đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút. Cứ một tiếng cho trẻ uống 2-3 muỗng cà phê, trẻ sẽ hạ sốt.

2. Giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô, tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5gr sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

3. Tốt cho bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng, cải thiện lưu thông trong cơ thể nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

4. Làm đẹp

Rau má không chỉ mát, bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” cho làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

5. Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoids, có công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương và cung cấp máu cho khu vực bị thương.

6. Giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai... Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Những tác hại của rau má

Rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, rau má không hoàn toàn lành tính. Nếu dùng quá lạm dụng, có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

1. Gây sảy thai

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.

2. Tăng lượng đường trong máu

Dùng quá nhiều rau má sẽ làm tăng lượng đường trong máu, lượng cholesterol... dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.

3. Nhức đầu

Uống nhiều nước rau má để giải nhiệt có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy, bạn không nên sử dụng quá nhiều.

4. Giảm khả năng mang thai

Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.

5. Tiêu chảy

Rau má là loại rau có tính hàn, giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

6. Làm giảm tác dụng của thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin, thuốc tiểu đường cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Lời khuyên và cách dùng đúng cách

- Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40gr rau má nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

- Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

- Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cooky.vn

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác