Blog

Những Cách Chữa Trị Tiêu Chảy Tại Nhà, Không Cần Thuốc

bởi gia phat
Thu, 24 Sep 2015 00:00:00 GMT

Chữa tiêu chảy bằng những cách tự nhiên tại nhà vừa đảm bảo an toàn, nhanh chóng mà rất hiệu quả, nhất là đối với trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai cần hạn chế dùng thuốc.

Chữa tiêu chảy tại nhà là cách mà bạn có thể sử dụng những loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà làm thuốc. Dưới đây là những cách chữa tiêu chảy rất hiệu quả để bạn tham khảo.

1. Sữa chua

Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của bạn đang bị các vi khuẩn xấu tấn công. Bạn hãy bổ sung sữa chua ngay lập tức trước khi nghĩ đến chuyện uống thuốc.

Công dụng: Sữa chua sẽ tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic giúp giết chết các vi khuẩn xấu, đồng thời tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Lưu ý: Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa cuia được cấy những vi khuẩn sống.

2. Trà hoa cúc

Công dụng: Trà hoa cúc có chứa nhiều tanin có tác dụng chữa viêm đường ruột và chống co thắt nhu động ruột, giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy.

Cách pha trà: Bạn có thể uống trà hoa cúc hoặc lấy một muỗng hoa cúc và một muỗng lá bạc hà, hãm trong nước sôi trong ít nhất 15 phút rồi uống.

3. Búp ổi

Công dụng: Trong lá ổi non có chứa hàm lượng cao tanin - đây là chất có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt.

Cách dùng: Lấy một ít búp ổi rửa sạch, nhai và nuốt lấy nước cốt. Hoặc cũng có thể đun sôi búp ổi lấy nước, để nguội bớt rồi uống.

4. Việt quất

Công dụng: Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài trái việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ôxy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Cách sử dụng: Ăn trái việt quất hoặc uống trà việt quất.

5. Táo

Công dụng: Táo chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin giúp chữa trị bệnh ỉa chảy. 

Lưu ý: Ăn táo còn tươi dễ làm đau bao tử. Do đó bạn nên sử dụng táo đã nấu chính để dễ tiêu hơn và cung cấp rất nhiều pectin, dưỡng chất và đường tự nhiên có trong táo. Dùng 2 – 3 quả táo chính mỗi ngày để chế biến thành các món ăn sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng hiện tại.

6. Chuối

Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

Công dụng: Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.

Cách trị: Ăn chuối chín hoặc chuối chát đem nấu chín.

7. Vỏ trái lựu

Công dụng: Làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. 

Cách sử dụng: Vỏ trái lựu 15g, sắc 3 lần, mỗi lần với một tô nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

8. Thực phẩm giàu tinh bột

Công dụng: Làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi lỏng ngay lập tức, vì chúng chứa hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa.

Cách trị: Dùng cơm hoặc khoai tây là những lựa chọn hữu hiệu cho bạn. Nước gạo nấu cũng rất tốt cho việc chữa trị bệnh đồng thời cũng có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.

9. Bột mì đã được chế biến

Công dụng: Bình thường bột mì được đánh giá là thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe so với các loại lương thực thô. Nhưng trong trường hợp bạn bị tiêu chảy thì nó hoàn toàn ngược lại, Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhờ đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh.

Cách dùng: Hãy ăn các sản phẩm làm từ bột mì: bánh mì, ...

10. Hồng xiêm (Sam pô chê)

Trái hồng xiêm hay còn gọi là trái sa-pô-chê có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng.

Công dụng: Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm.

Cách dùng: Trái hồng xiêm còn xanh 15-20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3-5 ngày. Hoặc có thể thay thế 6 - 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

11. Vỏ măng cụt

Công dụng: Vỏ cây măng cụt chữa tiru chảy rất hữu hiệu.

Cách dùng: Cắt khoanh nhỏ 50g vỏ măng cụt rồi cho vào nồi đất với 2 chén nước. Đun nhỏ lửa 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.

12. Trái ổi

Công dụng: Trái ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.

Cách trị: Ăn trái ổi xanh.

13. Hạt trái vải

Công dụng: Hạt vải có vị chát, tính ôn theo động y có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.

Cách dùng: Trị tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4-8g hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.

14. Gừng

Công dụng: Dịch chiết xuất từ gừng có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn E.coli gây ra. Đặc biệt, hợp chất zingerme trong củ gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli.

Cách trị: Có thể ăn trực tiếp hoặc dùng kèm gừng theo các món như cháo, canh, chè...

Trên đây là những cách giúp bạn chữa tiêu chảy ngay tại nhà mà không cần dùng đến thuốc. Ngoài ra khi bệnh tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất rất nhiều nước, nên đừng quên uống nhiều nước nhé! Chúc sức khỏe bạn và gian đình!

Cooky.vn

(Tổng hợp)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Mật ong - Thần dược chữa bách bệnh Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe như tăng khả năng miễn dịch, chống lão hóa, lành vết thương, trị mụn, đẹp da, giảm cân và nhiều công dụng khác. Mẹo dân gian chữa các bệnh thường gặp tuyệt hay Dùng lưng của đầu móng bàn tay phải đẩy vào lòng bàn tay trái theo chiều của mũi tên, sức đẩy không mạnh lắm Những Cách Chữa Bệnh Bằng Trái Sung Trái sung không chỉ dùng để ăn mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh như viêm khớp, viêm họng, phế quản. Dưới đây là những cách chữa bệnh từ trái sung đơn giản

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác