Biếng ăn và ăn ít ở trẻ là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau khiến bác bậc bố mẹ nhầm lẫn và khó phân biệt, cũng như khó đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng trên. Qua đó, việc hiểu và nắm rõ những biểu hiện biếng ăn ở trẻ nhỏ là rất quan trọng.
Trẻ biếng ăn có thể để lại nhiều hệ lụy nếu tình trạng lười ăn ở trẻ kéo dài. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, cần hiểu rõ và phát hiện sớm được tình trạng biến găn ở trẻ để có được những hướng khắc phục kịp thời. Sau đây là những biểu hiện của trẻ biếng ăn các bậc cha mẹ cần nắm rõ:
Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn bình thường.
Số bữa ăn và lượng thức ăn của bé ă trong mỗi bữa ít hơn so với lứa tuổi.
Trong bữa cơm, bé không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn và tâm trạng không thoải mái.
Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy tiếng lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn thì khóc, không há miệng, quay mặt đi… nũng nịu không chịu ăn.
Bé không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
Trong trường hợp trẻ có đầy đủ các biểu hiện trên thì đó là có thể trẻ đã mắc chứng biếng ăn, cha mẹ nên có những điều chỉnh cụ thể để giúp con ăn ngon hơn. Nên tìm đến và nhận tư vấn từ các bác sỹ chuyên môn cũng như thay đổi thực đơn trông bắt mát hơn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
(Nguồn: afamily.vn)