Blog

Gừng thần dược hay độc dược?

bởi Kim Tuyến Malie
Wed, 25 Oct 2017 13:40:00 GMT

Khoảng cách giữa thần dược và độc dược cách nhau chỉ trong gang tất. Hãy biến gừng thành thần dược thay vì tạo nên một chất độc nguy hiểm.

Gừng từ lâu được biết đến như một loại gia vị quen thuộc trong nấu ăn hay một phương thuốc tự nhiên cổ truyền. Tuy nhiên, tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại độc dược. Cùng nhau tìm hiểu phương pháp, cách thức, liều lượng sử dụng và những đối tượng nào không thích hợp với gừng nhé!

Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,6 đến 1m. Thân rễ mọc thành củ. Tục ngữ có nói: “Đông ăn củ cải hạ ăn gừng, khỏi phiền bác sĩ kê đơn thuốc”. Ngoài công dụng được sử dụng làm gia vị nấu ăn, gừng còn là một trong những vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh được con người tin dùng từ rất nhiều năm nay.

Những lợi ích đến sức khỏe mà gừng mang đến

1. Phòng ngừa ung thư

Các bác sĩ tại Đại học Michigan, Mỹ đã chứng minh rằng bột gừng ức chế thành công các tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và ung thư vú, giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ruột và ruột kết, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

2. Làm giảm viêm

Gừng chứa gingerol, một hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, thu lại kết quả chứng minh được rằng việc tiêu thụ gừng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.

3. Giảm đau họng do viêm họng và các bệnh hô hấp

Nếu là một người đang có triệu chứng về các bệnh hô hấp, viêm họng, hãy dùng vài lát gừng cho vào một cốc nước sôi cùng vài thìa mật ong. Uống hỗn hợp này có tác dụng trị đờm, giảm đau họng.

4. Chống trào ngược axit dạ dày

Nghiên cứu đã chứng minh gừng hiệu quả gấp 6 lần so với thuốc chống trào ngược axit. Gừng được xem là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Chỉ cần uống nước gừng ấm sẽ làm giảm tình trạng này.

5. Chữa đầy hơi và giúp ích cho hệ tiêu hóa

Gừng hiệu quả đối với chứng đầy hơi và khó tiêu khi uống vài lá gừng đun sôi với ít nước và sau đó pha chút mật ong.

6. Hỗ trợ quá trình lưu thông máu

Trong gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có thể cải thiện lưu thông máu, ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức. Nó cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.

7. Chữa đau răng hiệu quả

Dùng ít gừng đắp vào khu vự răng đau sẽ giúp giảm triệu chứng đau và sưng tấy, phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả.

8. Trị gàu da đầu và rụng tóc

Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, gừng còn là bài thuốc chữa trị các bệnh về tóc và da đầu khác vô cùng hiệu quả.

Tham khảo cách làm nước chanh sả gừng thơm mát tại đây!

Trà gừng giải cảm. Xem hướng dẫn cách làm tại đây!

Chế biến gừng trong thức ăn để tăng hương vị và chất bổ. Xem và lưu lại cách làm gà kho gừng thơm ngon tại đây.

 

Tại sao gừng từ thần dược lại biến thành độc dược?

Ăn gừng bị dập và gừng mọc mầm

Ăn gừng tươi bị dập rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các bệnh như ung thư gan, ung thư thực quản. Gừng bị dập sinh ra một loại chất độc cực mạnh làm thay đổi tính chất vốn có của gừng.  Gừng mọc mầm vẫn được nhiều người cắt bỏ mầm và tiếp tục sử dụng. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu dùng như thế vì trong quá trình chế biến ,nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới sự bài tiết của gan.

Gừng mọc mầm chứa nhiều độc tố không lường

 

“Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín”

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày còn nhiều. Dùng gừng lúc này sẽ giúp thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày. Ngược lại vào buổi tối, tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ, lâu ngày sinh ra nóng trong người.

Không ăn gừng vào mùa thu

Trong các sách y học cổ cũng từng khuyên rằng mùa thu không nên ăn gừng. Vào mùa thu, tiết khô ráo, ăn gừng cay vào sẽ dễ làm tổn thương phổi hơn, gây mất nước, khô khan trong cơ thể.

Ăn quá nhiều gừng

Một nghiên cứu của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA đã cho ra kết quả việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan. Gừng tươi chứa hàm lượng lớn chất safrol. Vì vậy, việc ăn quá nhiều loại củ này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Mặc khác, gừng bị biến chất, hư thối cũng chứa hàm lượng độc tố gây nguy hại cho cơ thể, thậm chí trở thành tác nhân phát sinh ung thư gan và ung thư thực quản ở người.

Dùng gừng để trị say nắng

Những bệnh nhẹ như say nắng, cảm mạo được xếp vào bệnh tính nhiệt. Gừng lại có vị cay nóng, tính ấm vì vậy không thích hợp để điều trị bệnh này.

Những đối tượng nào không được sử dụng gừng?

Người bị bệnh gan và sỏi mật

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng. Bên cạnh đó, người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết được ra ngoài.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng

Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Vì vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng

Gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn ở thời kỳ đầu nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ, nên hạn chế ăn gừng vì gừng sẽ làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Gừng là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nó chỉ phát huy tác dụng và an toàn  khi chúng ta biết cách sử dụng. Hãy tham khảo thêm một số món ăn tận dụng gừng có trên Cooky tại đây nhé!

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Các cách làm đẹp bằng củ gừng tươi Gừng có công dụng tuyệt diệu trong tẩy da chết, trị sẹo... Vì thế hãy luôn để gia vị này trong nhà của bạn. Ăn gừng rất tốt cho sức khỏe Ăn gừng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như cải thiện chức năng tiêu hóa, chữa cảm cúm, giảm viêm và đau, tăng cường miến dịch, ... Bảo quản gừng tươi lâu bằng 5 mẹo đơn giản Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong các món ăn cũng như là vị thuốc quý có tác dụng tốt với sức khỏe. Bảo quản gừng tươi có khó không? Cùng đọc bài viết sau nhé! Gừng: Loại củ được ví sáng là nhân sâm nhưng chiều là thạch tín Ông bà xưa đã truyền lại câu đúc kết này, nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ vì sao? Cứ tưởng rằng gừng luôn tốt, vào bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai.

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác