Blog

Dứt điểm chứng ho dai dẳng với loại quả rẻ tiền và quen thuộc cùng những bài thuốc hay từ tắc

bởi Kim Tuyến Malie
Thu, 02 Nov 2017 18:11:00 GMT

Tắc được biết đến như một loại trái cây chứa nhiều vitamin C, thường được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn. Ngoài ra, tắc còn chứng minh được công dụng hữu hiệu của mình trong chữa các bệnh về ho, cảm lạnh, viêm phế quản, bài trừ độc tố trong gan, tăng cường chức năng tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa... Hãy cùng Cooky tìm hiểu nhé!

Tắc còn được gọi là quất hay hạnh, là một loại quả vô cùng quen thuộc và thông dụng đối với người Việt Nam. Chúng ta thường dùng tắc như một loại gia vị trong nấu ăn, làm nước chấm, nước uống giải khát. Nhưng chắc hẳn ít ai biết rằng, quả tắc có thể tạo nên những bài thuốc vô cùng hiệu quả trị những chứng bệnh ho, cảm cúm, ho gà, phiền muộn ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, bệnh đau dạ dày và thoát vị.

Trong tắc chứa nhiều vitamin  B3, A, E, C, canxi, mangan, kali, natri, magne, kẽm, photpho, selen, sắt, đồng, chất xơ. Quả tắc có chứa hàm lượng vitamin C và chất gluxit phong phú, có tác dụng tăng cường độ đàn hồi huyết quản, ngăn ngừa độ giòn và rạn nứt của huyết quản, tăng cường khả năng chống lạnh của cơ thể. Thường xuyên sử dụng tắc có thể phòng ngừa cảm cúm. Tắc còn có công dụng trị liệu hiệu quả đối với các bệnh nhân cao huyết áp, u xơ huyết quản, bệnh ở động mạch vành, cảm cúm do phong hàn, ho ...

Trong vỏ tắc có chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bài trừ độc tố trong gan, bảo vệ mắt, tăng cường chức năng của hệ miễN dịch. Ngoài ra,vỏ tắc còn có vị ngọt hơn cả phần ruột. Hàm lượng vitamin phong phú trong quả tắc có thể phòng trừ kết tủa sắc tố, giúp da sáng bóng, tăng tính đàn hồi, từ đó trì hoãn quá trình lão hóa, đề phòng da bị nhão hoặc hình thành nếp nhăn. Tắc có thể tăng cường chức năng của tim mạch, giúp lưu thông khí huyết, có tác dụng trị liệu rất tốt đối với bệnh viêm phế quản.

Tác dụng trị bệnh của tắc

Quả: trị bệnh cao huyết áp, u xơ huyết quản, bệnh động mạch vành, suyễn có đờm, ho gà, tiêu hóa không tốt, chán ăn, đầy bụng, phiền muộn tích tụ trong lòng, ho do phong hàn cảm mạo.

Vỏ quả: trị các chứng chán ăn, viêm gan cấp tính,đau dạ dày, bệnh sa nang, sưng tinh hoàn, bệnh trĩ, sa tử cung, viêm khí quản mãn tính, viêm túi mật.

Hạt: trị viêm họng, các bệnh về mắt, bệnh tràng nhạc.

Rễ: đờm ngưng trệ, ho do lạnh, ho gà, nôn mửa do đau dạ dày, sa tử cung, bệnh tràng nhạc, phong thấp, đau thần kinh.

: trị bệnh ung thư thực quản, bệnh tràng nhạc. Dùng: 20 –đến 40g đối với loại tươi và 5 đến 15g đối với loại khô, giã lấy nước, nhai hay pha uống thay trà đều được.

Các bài thuốc chữa bệnh từ tắc

Bệnh thoát vị

Cắt nhỏ 10 quả tắc khô cho vào nồi, cho nửa phần rượu và nửa phần nước vào nấu, sáng tối mỗi buổi uống một lần.

Đau trương bụng, tiêu hóa không tốt

Rửa sạch 3 hạt tắc tươi , nhai nuốt vào mỗi buổi tối và sáng.

Đau dạ dày

Dùng 10 quả tắc khô. Sắc lấy nước 3 lần; mỗi ngày uống 1 lần trước khi ăn, dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.

Ăn không ngon, chán ăn

Chuẩn bị tắc tươi vừa đủ dùng ( có thể phơi khô để dự trữ), đường trắng lượng thích hợp. Cho đường trắng vào nồi, đổ nước nấu thành nước đường, rồi cho tắc hơi khô vào ngâm thành tắc đường, mỗi lần dùng 50g nhai nuốt

.

Chứng phiền muộn, dể nóng nảy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đứng ngồi không yên, chóng váng đầu óc

Chuẩn bị tất cả nguyên liệu gồm 40g tắc, 40g câu kỷ (còn có tên là câu kỷ tử), 20g hoa cúc. Nguyên liệu rửa sạch, để ráo, cho 300ml nước vào sắc khoảng 20 phút, sắc làm 2 lần, rồi cho nước của 2 lần sắc pha với nhau làm trà uống.

Ho do cảm cúm phong hàn

Cho vào nồi đun cách thủy10 quả tắc tươi, 50g đường phèn trong 30 phút rồi ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần hoặc cũng có thể ăn 5 hạt tắc tươi, mỗi ngày ăn 3 lần.

Chứng suyễn, ho có đờm ở người già.

Chưng cách thủy 8 quả tắc tươi, 40g đường phèn 30 phút rồi ăn, mỗi ngày ăn 3 lần.

Nóng nảy, buồn nôn dẫn đến dạ dày, ruột lở loét

Rửa sạch 50g rễ tắc, 200g bao tử heo,thái miếng. Thêm vào 4 chén nước, ninh còn 1 chén rưỡi, nêm vào một ít muối làm canh uống.

Tinh hoàn bị sưng to một bên, đau ruột, chảy sệ

Cho 15g rễ tắc và 40g kiwi vào nước nấu, sau đó bỏ bã, hòa với 30ml  rượu trắng, chia làm 2 lấn để uống.

Ho gà

Cách 1: Chuẩn bị 20g tắc tươi (nếu là trái khô thì khoảng 12,5g), 7,5g thủy cúc, 4g ma hoàng, đường phèn vừa đủ dùng. Cho nguyên liệu vào sắc lấy nước, rồi cho một ít đường phèn vào uống khi còn ấm, dùng liên tục trong nhiều ngày.

Cách 2:Chuẩn bị tắc chín, đường và muối ăn mỗi thứ một lượng vừa đủ dùng. Tắc rửa sạch, cho vào trong bình thủy tinh, rắc lên một ít muối ăn, ngâm khoảng nữa năm. Sau đó mở ra, lấy 3 – 4 quả tắc mặn, rửa qua bằng nước lạnh rồi cho vào chén giã nhuyễn, thêm đường và nước đun sôi vào trộn đều để uống, mỗi ngày 2 lần.

Bệnh đái dầm ở trẻ em

Rửa sạch tắc 49 miếng tắc, phơi nắng 49 ngày sau đó nghiền thành bột mịn. Cho nước đun sôi vào để uống, mỗi lần uống 6g, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục cho đến hết.

Ngực, khoang dạ dày đau hoặc khó chịu và có khối u cứng

Dùng 20 đến 40g tắc tươi (nếu là tắc khô thì có thể dùng 10 đến 15g). Thêm nước vào sắc uống.

Tiêu chảy

Cho 4 đến 5 hạt tiêu trắng và 2 quả tắc khô vào chén, thêm vào một ít rượu trắng nồng độ cao, sau đó châm lửa vào rượu, đợi cồn trong rượu cháy hết, nhân lúc còn nóng thì ăn hết phần cái và uống nước trong chén.

Một số lưu ý thêm về tắc

- Quả tắc có chứa hàm lượng vitamin C rất lớn, có nhiều tác dụng. Tắc thường chua, do đó tốt nhất là không nên ăn quả tươi quá nhiều, chỉ nên sử dụng lượng vừa phải.

- Ăn tắc trong mùa lạnh có tác dụng đề phòng cảm cúm và các bệnh liên quan.

- Thích hợp cho những người đang có tâm trạng phiền muộn, chán ăn hay bội thực (ăn no quá không tiêu) dùng.

- Những người mắc bệnh tiểu đường không được dùng tắc.

Tắc vừa là một vị thuốc thiên nhiên vừa là một gia vị quen thuộc trong ăn uống hằng ngày. Ngoài áp dụng những bài thuốc trên, hãy tự mình nấu những món ăn từ tắc vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho gia đình thông qua những gợi ý của Cooky dưới đây nhé!

Xem thêm Thịt ba chỉ chiên lắc sả tắc

Ốc mỡ xào mắm tắc

Xem cách làm Chôm chôm lắc muối tắc

Chúc các bạn thành công!

 

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Cách làm chân gà ngâm sả tắc cay giòn ngon tuyệt Cách làm chân gà ngâm sả tắc ngon tuyệt cú mèo. Hãy cùng Cooky chia sẻ cách làm chân gà ngâm sả tắc đơn giản tại nhà cho mọi người cực thơm ngon này nhé 3 món ngâm sả tắc chua chua cay cay nức lòng người thưởng thức Không những chân gà có thể ngâm sả tắc mà bạch tuộc, tai heo cũng có thể ngâm sả tắc nữa đấy. Mùi vị thì khỏi chê đi đâu được, cay cay, nồng nồng hấp dẫn. Cách làm chôm chôm xóc muối tắc cho bạn cung bậc cảm xúc khi lần đầu thưởng thức Thêm vào nguyên liệu chôm chôm vàng đang hot, thay muối bằng muối tôm để tạo cảm giác ngon miệng và gần gũi hơn, tất cả trộn chung lại tạo ra một bản hòa ca

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác