Trời chuyển lạnh cùng những con gió se đầu mùa là lúc Hải Phòng vào thu, thuận theo quy luật ấy, người Hải Phòng sực nhớ tới cháo khoái, nhớ tới màu xanh rười rượi của cháo, nhớ tới hương vị thanh mát của lá ngót ăn kèm đậu xanh bùi bùi và hành phi thơm lừng. Món cháo ấy xứng đáng là đặc sản chứ nhỉ?
Đối với người dân xứ Cảng, cháo khoái đã trở thành một phần trong tuổi thơ của họ. Thức quà bình dân giản dị ấy mà trở thành nỗi nhớ nhung của bao con người xa quê, khiến người ta bồi hồi và thèm da diết: ước gì được ăn một bát cháo khoái ngay lúc này thì hay biết mấy!
Trời chuyển lạnh cùng những con gió se đầu mùa là lúc Hải Phòng vào thu, thuận theo quy luật ấy, người Hải Phòng sực nhớ tới cháo khoái, nhớ tới màu xanh rười rượi của cháo, nhớ tới hương vị thanh mát của lá rau ngót ăn kèm đậu xanh bùi bùi và hành phi thơm lừng. Món cháo ấy xứng đáng là đặc sản chứ nhỉ?
Cháo khoái không được nấu từ gạo nguyên hạt. Để nấu được cháo khoái, người ta phải chọn loại gạo tẻ thơm, đem đi xay thành bột mịn, khi ấy, cháo không những sẽ sánh dẻo mịn màng mà còn có mùi thơm dễ chịu của gạo tẻ được rang xay kỹ càng.
Đối với Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, gạo tẻ là loại lương thực quan trọng không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Gạo tẻ có tính mát, vị ngọt, vì thế khi dùng gạo nấu cháo sẽ giúp giải cảm, tránh mất nước. Loại gạo này có rất nhiều dưỡng chất quan trọng có tác dụng chống lại quá trình thâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng và lượng calo cần thiết cho cơ thể, trị chứng táo bón, dạ dày, dưỡng âm ích kí và kích thích tiết dịch vị hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cháo khoái hấp dẫn người dùng không chỉ bằng hương vị thơm ngon, mà còn do sắc xanh đẹp mắt và giá trị dinh dưỡng của nó. Người ta dễ ấn tượng với màu xanh lá mát rượi của cháo, được nhuộm hoàn toàn từ lá rau ngót tươi, một loại rau đã quá quen thuộc với người Việt. Rau sau khi được rửa sạch, đem đi giã hoặc xay nhuyễn và chắt lấy nước để nấu cháo. Nhờ vậy cháo khoái còn có mùi vị rất riêng, không lẫn với các loại cháo khác.
Rau ngót chứa nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như canxi, sắt, magie, vitamin A, C, B1, B2, B6, chất xơ, rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho, ngừa táo bón. Ngoài ra, inulin trong rau làm chậm quá trình hấp thụ đường, lượng sinh nhiệt cũng chỉ bằng 1/9 chất béo, trong rau lại giàu chất xơ, protein, ít gluxit và chất béo, do vậy, rau ngót xuất hiện khá nhiều trong thực đơn dành cho người muốn giảm cân và người điều trị đái tháo đường.
Không dùng gia vị, cũng không cần quá cầu kỳ, nước dùng để nấu cháo được ninh từ xương tạo nên vị ngọt rất nhiên cho nhiều món ăn, trong đó có cháo khoái. Vị ngọt ấy không gây gắt cổ, mà nhẹ thanh và đặc biệt bởi chính từ sự tự nhiên của của nó. Nồi nước hầm xương được bắc lên bếp, ninh bằng lửa nhỏ liu riu để nước không bị cạn nhanh, xương cũng ra nhiều chất ngọt. Khi nước xương đủ độ ngọt mới cho bột gạo vào theo tỉ lệ vừa phải, vừa bỏ bột vừa khuấy đều cho bột chín mà không bị vón cục.
Từ xa xưa, nước ninh xương được dùng như một loại thuốc để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe bởi trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như canxi, photpho và collagen sẽ bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương rất dễ hấp thu. Không chỉ vậy, trong xương còn chứa nhiều collagen và các hợp chất có khả năng kháng viêm hiệu quả.
Bát cháo khoái không thể thiếu đậu xanh tách vỏ hấp chín tán nhuyễn, vo thành những viên lớn. Múc cháo ra rồi dùng dao xắt lát đậu xanh vào tô theo tỉ lệ "3 cháo 1 xanh", sau đó thêm thật nhiều hành phi vào. Ăn cháo khoái là phải thế! Tốn hành tốn đậu nhưng hương vị thì quyện mãi vào lòng người, ăn tới đâu "khoái" tới đó, đúng như tên gọi của nó.
Người ta không biết ai đã sáng tạo ra món cháo khoái. Người ta cũng không biết món ăn này xuất hiện từ khi nào. Hình ảnh nồi cháo khoái được đặt trong thúng tre được bán bên vỉa hè, hay cùng người bán rong ruổi qua hết con đường này tới khu chợ khác đã in sâu vào tâm trí người dân xứ Cảng. Món ăn này có từ thời bao cấp, đã cùng Hải Phòng đi qua bao năm tháng khó khăn, sống với con người nơi đây đến tận bây giờ, hàng trăm năm qua vẫn dân dã, mộc mạc, giản dị, ngọt ngào.
Những người con xa xứ vẫn nhớ tới bát cháo khoái xanh rười rượi như một phần của tuổi thơ và ký ức. Ở Hải Phòng giờ đây chỉ còn một quán bán cháo vào mỗi buổi chiều ở chợ Cột Đèn, chỉ 10 ngàn đồng một bát. Cuộc sống ngày càng tấp nập, ẩm thực ngày càng phong phú, người ta mải chạy theo những món ăn mới lạ, cháo khoái dần bị lãng quên, người bán cháo khoái cũng thưa dần.
Nguyên liệu quen thuộc dễ tìm, công thức đơn giản, vậy tại sao chúng ta không làm sống dậy món ăn này, mang Hải Phòng về chính ngôi nhà của bạn.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bước 1: Xương lợn ninh kỹ, lấy nước dùng nấu cháo. Có thể lọc thịt từ xương để nấu chung với cháo tùy thích.
Bước 2: Rau ngót tuốt lấy lá, rửa sạch. Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, vớt bọt. Chú ý: cho định lượng vừa phải để cháo có màu xanh lơ, nếu cho nhiều quá thì cháo màu xanh lá đậm không đẹp mắt.
Bước 3: Gạo tẻ xay thành bột nước.
Bước 4: Đổ nước rau ngót, bột nước vào nước dùng nấu kỹ. Khuấy đều để cháo không bị vón cục. Thêm gia vị sao cho vừa miệng, tuy nhiên không nên dùng nước mắm, sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của cháo.
Bước 5: Đỗ xanh đã xát vỏ đem hấp chín rồi tán nhuyễn. Có thể vo thành viên lớn rồi dùng dao xắt mỏng như ngoài hàng.
Bước 6: Hành củ phi thơm, tùy vào lượng gia đình bạn ăn nhiều hay ít
Bước 7: Đổ cháo ra bát, xắt đậu xanh lên trên rồi rưới hành mỡ phi vàng.
Món cháo khoái xanh mát thanh nhẹ vô cùng bổ dưỡng đã sẵn sàng cho bạn và gia đình thưởng thức!
Tham khảo thêm một số công thức các món ăn đặc sản của thành phố Hoa phượng đỏ:
Bánh bèo Hải Phòng làm nên tên tuổi của cả thành phố
Bánh đa cua - hương hồn của thành phố Cảng
Sủi dìn ấm áp mùa thu đông
Chúc các bạn thành công!