Là người Việt bữa cơm ít nhiều gì cũng phải có chén cơm trắng trong bữa ăn. Điều này đã thấm nhuần từ đời này qua đời khác. Nhưng lượng tinh bột có trong cơm rất cao khiến cơ thể những người béo phì và tiểu đường gặp nhiều khó khăn khi hấp thụ. Vậy hãy thử áp dụng cách nấu cơm với dầu dừa để vừa được ăn no lại không lo béo phì và tiểu đường nhé!
Là người Việt bữa cơm ít nhiều gì cũng phải có chén cơm trắng trong bữa ăn. Điều này đã thấm nhuần từ đời này qua đời khác. Nhưng lượng tinh bột có trong cơm rất cao khiến cơ thể những người béo phì và tiểu đường gặp nhiều khó khăn khi hấp thụ. Vậy hãy thử áp dụng cách nấu cơm với dầu dừa để vừa được ăn no lại không lo béo phì và tiểu đường nhé!
Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn phân nửa dân tộc thế giới và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại. Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%), một thành phần chủ yếu cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể.
Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, gồm loại carb đơn giản như chất đường glucose, fructuose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo cung cấp do carb.
>> Xem thêm: Bí quyết chọn và bảo quản gạo ngon không bị mọt
Mặc dù cơm gạo trắng là món ăn không thể thiếu của hầu hết các gia đình nhưng không phải là không gây nên những lo lắng với sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề đường huyết, tiểu đường, béo phì...
Theo các nhà nghiên cứu của ngành Hóa Thực Phẩm thì sự kết hợp dầu dừa với gạo trắng có thể làm giảm hấp thụ calories đến 50%. Vì vậy chúng ta vẫn được ăn cơm mà không bị nạp calories dư thừa, không tăng mỡ mà thậm chí ngược lại còn đốt được cả mỡ.
- Đun sôi nước, cho một muỗng cà phê dầu dừa vào trước khi cho gạo vào, rồi tiếp tục nấu như bình thường cho đến khi cơm chín.
- Sau khi cơm chín, bạn để nguội nhanh, cất trong tủ lạnh 12 tiếng rồi mới lấy ra ăn.
- Lúc ăn, nếu không thể ăn được cơm lạnh thì bạn có thể hâm nóng lại trước khi dùng.
Các chuyên gia giải thích rằng trong quá trình nấu, dầu dừa sẽ thâm nhập và làm tăng lượng RS, và sau đó, công đoạn làm lạnh sẽ kích thích một loại men phân giải tinh bột. Việc tăng lượng RS (tinh bột kháng hay tinh bột phản tính, là loại tinh bột khó tiêu hóa, ít chuyển đổi thành glucose hơn sau khi tiêu hóa so với các loại tinh bột tự nhiên) có ý nghĩa rất lớn trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, không chỉ tốt cho những người bị tiểu đường mà cả những người bị béo phì cũng được hưởng lợi.
>> Xem thêm: Khám phá 7 món từ gạo ngon nhất Đông Nam Á
Bên cạnh ăn cơm trắng bạn có thể thay thế một ít bằng các thực phẩm chứa tinh bột nhưng tốt hơn, giàu chất xơ hơn như khoai lang, bí đỏ, yến mạch, súp lơ… để chủ động giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì.
Có thể bạn quan tâm:
Xu Xu