Giò thủ hay giò xáo chắc chắn không thể thiếu trong những ngày Tết rồi phải không nào. Với cách làm giò thủ bằng tay truyền thống này sẽ giúp bạn và gia đình có đòn giỏ thủ ngon lành, đảm bảo an toàn nữa. Ngoài ra còn có cách bảo quản giò thủ được lâu, giò thủ ăn kèm với gì thì ngon nhất nữa.
Mỗi năm Tết đến đặc biệt phải nhắc đến giò thủ, những miếng giò thủ beo béo, giòn sần sật đậm đà thơm ngon hòa quyện cùng với tiêu hột cay nồng chắc chắn sẽ giúp cho mâm cơm ngày Tết của bạn thêm hấp dẫn hơn. Hãy tham khảo cách làm giò thủ để bạn còn có thể trổ tài tự làm giò thủ để làm quà tặng dịp Tết nữa, món quà đầy nét truyền thống thế này cơ mà!
- Sơ chế các nguyên liệu: hành tím cắt nhỏ, còn nấm mèo và nấm hương ngâm nước nóng cho nở rồi cắt thành những sợi nhỏ. Lá chuối rửa sạch, thấm hết nước trên lá và phơi khô.
- Thịt trong giò thủ thường người ta sẽ sử dụng tai heo, lưỡi heo và cùng ít chân giò rút xương. Tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò rửa sạch với nước muối pha loãng, nhớ là cạo sạch hết lông. Sau đó chần tất cả qua nước sôi để khử mùi hôi, trong nước chần bạn cho một muỗng muối cùng một muỗng giấm để làm sạch và làm trắng tai lưỡi heo.
Cách làm giò thủ ngon là chọn được nguyên liệu tươi mới
- Khi nước vừa sôi thì tắt bếp, đem tai heo, lưỡi heo cùng chân giò ngâm nước lạnh để thịt không bị thâm. Tiếp đó thái mỏng tai, lưỡi và thịt chân giò.
Lưu ý: Việc thái mỏng thịt giúp cho việc gói giò thủ dễ dàng hơn, và lúc ăn cũng ngon miệng hơn.
- Sau đó ướp tất cả với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, hành tím băm nhỏ. Trộn đều tất cả, ngâm thịt cùng gia vị khoảng thời gian vừa đủ để thịt ngấm.
- Tiến hành xào thịt, chảo nóng thì cho dầu sôi cùng hành tím băm nhỏ để phi thơm. Cho tất cả chỗ thịt đã ướp gia vị vào xào, đảo đều tay. Bạn có thể nêm gia vị thêm cho vừa miệng, ở đây mình cho thêm 1/2 muỗng canh hạt nêm cùng 1/2 muỗng canh mắm vào, rồi đảo đều tay cho thịt chín đều.
- Khi thịt đã săn lại hết thì lúc này bạn mới cho thêm nấm mèo và nấm hương đã cắt nhỏ trước đó vào xào cùng. Xào trên chảo nên chỉnh lửa vừa để thịt cùng nấm hòa quyện với nhau, thấm gia vị thì tắt bếp.
Lưu ý: Không nên xào thịt lâu, như vậy lúc làm giò thủ thịt sẽ khô, cứng và không còn béo ngon nữa.
Bạn cho thịt đã xào chính lên lá chuối đã được chuẩn bị sẵn, nhưng phải đổ nanh khi thịt còn nóng, thì khi gói dễ dàng hơn, tất cả đều dính chặt vào nhau. Dùng dây nylon hoặc dây kè để cột chặt giò. Nếu muốn giò thủ ngon thì phải bó giò thật chắc tay, định hình cho cây giò không bị méo.
Lưu ý: Để dễ dàng trong việc cuốn gói giò thủ bạn nên hơ nhanh lá chuối trên lửa nhỏ để lá chuối mềm.
Khi gói xong thì đợi giò thủ nguội, đem vào tủ lạnh bảo quản ăn dần. Mỗi lần ăn chỉ cần cắt khoanh là ăn được rồi. Cách bảo quản giò thủ cũng đơn giản thôi, nếu như tiết trời lạnh bạn có thể treo giò thủ lên cửa sổ cũng không sợ hư, còn bình thường nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tối đa thời gian bảo quản giò thủ là khoảng 1 tuần. Khi phát hiện giò thủ có nước nhớt bám thì có nghĩa là bạn nên vứt đi, vì giò thủ đã ôi thiu rồi.
Giò thủ đúng chuẩn thì phải có độ béo cùng sự nêm nếm vừa miệng. Miếng giò thủ phải có màu hơi hồng của thịt, có chút lớp mỡ đông xen kẽ, mùi thơm nồng của tiêu hạt.
Xem và lưu lại cách làm Giò thủ (giò xào) cho ngày Tết
Có thể bạn quan tâm: