Blog

Cách chọn lá dong và hướng dẫn gói bánh chưng cúng ông bà tổ tiên ngày Tết đẹp mắt

bởi Di Chần
Mon, 22 Jan 2018 23:02:00 GMT

Cách chọn lá dong gói bánh sao cho bánh không bị vỡ, có mùi thơm đặc trưng riêng chẳng hề khó một chút nào luôn. Lá dong gói bánh chưng là lá còn xanh mướt, có độ dai nhất định, là lớp áo bảo vệ cho món bánh của đất trời. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách rửa lá dong, cách chọn lá dong gói bánh sao cho chuẩn nhất để các bạn có một nồi bánh chưng thật ngon lành nhé.

Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết nhằm thể hiện tấm lòng của mình đến ông bà tổ tiên. Để có được chiếc bánh chưng ngon, điều không thể thiếu đó chính là những chiếc lá dong bên ngoài bao bọc phần nhân bánh bên trong. Với cách chọn lá dong gói bánh chưng này, chị em có thể tự tin gói được những chiếc bánh chưng đẹp mắt và hấp dẫn.

Cách chọn lá dong gói bánh chưng

- Lá dong gói bánh chưng có hình elip, tán lá to, rộng, có màu xanh tươi rất đẹp. Người ta thường dùng lá dong gói bánh chưng để bánh có màu đẹp cũng như bắt mắt hơn dùng lá chuối.

- Để có thể chọn được lá dong tươi, bạn quan sát kĩ phần bên ngoài của lá. Lá phải tươi, có độ dai tốt, không bị giòn. Chọn lá có màu sắc xanh đậm, phiến lá to vừa phải để có thể gói trọn được phần nhân bên trong.

- Nên chọn loại lá bánh tẻ là lá không quá già cũng không quá non, như vậy bánh mới có được màu xanh đẹp.

Lá dong tết

- Không nên chọn những lá héo, sờ vào có cảm giác khô cứng, không mềm dai như lá tươi. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị tét hay rách ở bất kì phần nào.

- Một chiếc bánh chưng cần khoảng 4 lá dong. Vì vậy bạn nên nhắm chừng và chọn số lượng lá phù hợp với số lượng bánh muốn làm.

Cách sơ chế lá dong

- Trước khi gói bánh, lá dong cần được ngâm vào trong thau nước từ 30 đến 45 phút. Sau đó, dùng khăn mềm lau rửa nhẹ nhàng hai bên mặt lá thật sạch và để ráo nước.

- Dùng khăn khô, sạch lau lại lá một lần nữa để lá không còn nước. Lúc này bạn có thể tiến hành gói bánh chưng được rồi.

Rửa lá dong

Cách rửa lá dong rất đơn giản

Cách chọn nguyên liệu làm nhân bánh chưng

Phần nhân banh chưng gồm có thịt heo, nếp, đậu xanh và các loại gia vị cần thiết. Nhưng để làm ra được những chiếc bánh chưng ngon, bạn cần chọn phần nguyên liệu làm nhân bên trong chất lượng.

Cách chọn thịt ba chỉ ngon

- Thịt ba chỉ ngon là loại có da mỏng, mỡ trắng, có bảy phần thịt và ba phần mỡ ăn bánh sẽ không bị ngán vì thịt quá nhiều hay mỡ quá nhiều.

-  Bạn nên chọn thịt ba chỉ có màu từ hồng đỏ nhạt đến đỏ tươi, đó là thịt tươi ngon. Khi ấn vào cảm giác được thịt săn chắc, có độ đàn hồi tốt, không để lại vết lõm.   

- Khi ngửi thịt không có mùi hôi khó chịu mà là mùi đặc trưng của thịt.

Cách chọn gạo nếp ngon

- Bạn nên chọn gạo nếp mẩy đều, căng bóng, hạt gạo không bị gãy, bể. Gạo mới là gạo không bị mùn và không có nhiều hạt vàng.

- Chọn gạo nếp có màu trắng đục đều khắp hạt và không chọn loại có màu trắng khác thường hoặc bị bạc bụng.

- Cho gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo ngon sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có vị gì lạ.

- Khi ngửi, gạo nếp có mùi thơm nhẹ và không bốc mùi mốc.

Cách chọn đậu xanh

- Đậu xanh dùng để gói bánh chưng là đậu xanh đã được đãi bỏ lớp vỏ bên ngoài và còn lại phần hạt đậu màu vàng bên trong. Dùng loại này làm bánh chưng sẽ ngon và bùi hơn.

- Sau khi mua đậu xanh về, bạn nhớ ngâm cho đậu nở mềm, dễ loại bỏ hạt hư, lép và khô.

Cách chọn dây lạt gói bánh chưng

- Dây lạt là thứ không thể thiếu khi gói bánh chưng. Bạn cần chọn loại dây lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai.

- Mỗi chiếc bánh chưng cần 2 đến 4 dây lạt tùy thuộc vào bạn muốn buộc hình chữ thập (2 dây lạt) hay hình vuông (4 dây lạt).

Sau khi đã chọn lựa được lá dong tươi và nguyên liệu làm nhân bánh chưng, bạn có thể bắt đầu gói bánh chưng được rồi đó.

Nguyên liệu gói bánh chưng

Cách gói bánh chưng

- Bước 1: Nếp vo sạch và ngâm nước khoảng 4 tiếng, vớt ra để ráo nước. Như vậy nếp sẽ nở và mềm hơn giúp bánh mềm dẻo, ngon hơn, nấu bánh được nhanh hơn. Sau đó, trộn đều nếp với 1 muỗng muối, 1 muỗng dầu ăn để tạo hương vị cho nếp. Lá dong ngâm 30 đến 45 phút rồi dùng khăn lau rửa nhẹ nhàng thật sạch, để ráo nước và dùng khăn khô lau sạch lại lần nữa.
- Bước 2: Đậu xanh cũng vo sạch rồi đem ngâm qua đêm cho đậu nở, lúc nấu sẽ nhanh chín hơn. Rồi đem đậu hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn với 1.5 muỗng muối, 3 muỗng dầu ăn và 1 muỗng tiêu vào đậu xanh.

- Bước 3: Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vừa và ướp vào 1 muỗng muối, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng bột ngọt và 3 muỗng dầu ăn trong 10 đến 15 phút cho thấm đều gia vị.
- Bước 4: Mỗi nguyên liệu bạn chia đều ra thành 10 phần bằng nhau (nếu làm nhiều bánh thì chia nhiều phần hơn nha). Sau đó, trộn mỗi phần gạo nếp với 100g cốm dẹp (nếu bạn không ăn cốm có thể không cho vào), cốm giúp làm tăng hương vị cho bánh chưng và tạo thêm màu xanh đẹp mắt.

- Bước 5: Trước khi gói bánh chưng, bạn xếp 1 lá dọc, 1 lá ngang rồi đến 1 lá dọc. Theo thức tự cho nếp, đậu, thịt rồi đến đậu, nếp lên. Sau đó, gói lá theo hình vuông, dùng tay ấn tạo khối cho bánh. Dùng dây lạt buộc chặt tay để tránh bánh bị tét, lỏng làm rớt phân nhân bên trong ra ngoài.
- Bước 6: Cho bánh đã gói vào nồi nước, nấu khoảng từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng (tính từ khi nước sôi). Khi được một nửa thời gian, bạn lấy bánh ra, rửa sạch với nước, đồng thời thay nước mới và tiếp tục nấu, như vậy bánh sẽ có màu xanh đẹp mắt. Sau đó, tắt bếp nhưng vẫn để bánh trong nồi thêm 50 phút nữa để đảm bảo bánh đã chín.

- Bước 7: Lấy bánh ra, ép cho nước trong bánh ra hết rồi đem chưng cúng.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết Bánh chưng ngày Tết

Với cách chọn lá dong gói bánh và cách xử lý nguyên liệu hi vọng bạn gói được những chiếc bánh xinh đẹp, hấp dẫn nha.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Cách làm bánh chưng cho ngày Tết rộn ràng Bánh chưng là món bánh cổ truyền đặc trưng của dân tộc Việt. Cách làm bánh chưng ngon và cách ràng bánh chưng vuông đẹp cũng không quá khó, bạn tham khảo nhé Ngon phát hờn bánh chưng rán chiều thu Không còn những ngày hè nắng chói chang, thu sang là thời điểm tuyệt vời nhất để thưởng thức những món ăn vặt hấp dẫn của Hà Nội. Cách bảo quản bánh chưng, bánh tét Tết lâu mốc và ôi thiu đến tận 10 ngày Cách bảo quản bánh chưng và bánh tét truyền thống dịp Tết cổ truyền không bị ôi thiu và mốc, có thể giữ đến tận 10 ngày chỉ bằng vài bước đơn giản từ khâu chuẩn bị, gói bánh, luộc bánh đến khâu bảo quản bánh.

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác