Chả lụa để được bao lâu chắc chắn là câu hỏi chung của chị em sau một mùa Tết no say phải không nào. Bài viết trên sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian trong khâu bảo quản chả lụa, hướng dẫn cách luộc lại giò chả còn dư mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả nhà
Không còn xa lạ, giò chả là món ăn cần có trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Trên mỗi mâm cỗ Tết, người ta đều bày ít nhất 1-2 món giò chả khác nhau. Có thể là giò lụa, giò bò, giò xào, giò tai... Tuy nhiên, do tâm lý chung của số đông, trước Tết, nhiều người thường mua rất nhiều giò dự trữ, từ 1-2 kg cho một loại nên ra Tết, giò chả sẽ còn thừa lại rất nhiều.
Muốn giò chả không bị ôi thiu, chị em cần biết bảo quản đúng cách. Sau Tết, lượng giò chả còn thừa lại nhiều nên các nàng cần có biện pháp bảo quản đúng cách để giữ giò chả được lâu, không bị hỏng.
Chả lụa để được bao lâu chắc chắn là câu hỏi chung của chị em sau Tết rồi phải không nào. Cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C. Giò lụa được làm từ thịt heo nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm và gia vị, nên giò không để lâu được.
Giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều, giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ. Nếu cần dùng ngay, bạn có thể rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ trước khi luộc. Cách luộc lại giò chả như vậy sẽ giúp giò chả bị bị cứng bên trong cũng như diệt hết vi khuẩn có hại nữa.
Cách làm chả giò chay để được lâu
Giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính mà phải để ở nhiệt độ mát, lạnh vì vậy để bảo quản nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra ăn xắt một miếng sau đó lại cắt lại tủ. Hạn chế để giò tai, giò xào ngoài nhiệt độ môi trường bởi rất dễ bị hỏng. Khi ăn cũng không hấp hay đun lại giò, như vậy giò tai, giò xào sẽ bị chảy ăn mất ngon.
Cách làm giò thủ ngày Tết
Lưu ý:
- Chỉ nên mua số lượng vừa đủ ăn, tránh giò chả dư thừa nhiều, bảo quản không đúng cách dẫn đến ôi thiu rất lãng phí.
- Khi giò, chả đã bị ôi thiu, thì tuyệt đối không ăn, ăn giò chả đã bị ôi, thiu hoặc mốc gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Ngoài giò chả, bánh chưng, thịt đông và các thực phẩm ngày Tết khác cũng cần được bảo quản, đúng cách để có thể dùng được lâu.
Khi nói đến bánh chưng, bánh tét là nhớ ngay đến mùi thơm dẻo của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh, vị béo của thịt mỡ và vị cay thơm của hạt tiêu, tất cả được hòa quyện thành mùi vị rất đặc trưng, loại bánh này được tượng trưng cho trời đất này.
Cách làm bánh chưng ngày Tết
Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín. Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn.
Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… Đây là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm.
Cách làm thịt đông truyền thống
Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nó vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, tủ lạnh cũng không phải là “chiếc tủ thần kỳ” để bảo quản đồ ăn. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau, nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5–6 giờ.
Nên phân chia rõ ràng từng thực phẩm bánh, kẹo ngày Tết ví dụ như mứt, kẹo, bánh để riêng. Ngoài ra, khi dùng xong, cần đóng gói, cột kín và bảo quản nơi thoáng mát. Tránh để vi khẩn, không khí xâm nhập vào sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị, độ giòn của thực phẩm...
Vì sức khỏe của bạn và gia đình, hãy cẩn thận hơn trong việc bảo quản, sử dụng các thực phẩm ngày Tết nhé!
Có thể bạn quan tâm: