Bột nở (Baking powder) là một chất gây nở thường được dùng trong các công thức bánh bông. Giữa baking powder và baking soda đều là 2 chất gây nở, tuy nhiên baking powder bao gồm cả baking soda trong đó. Baking soda thường dùng trong các công thức mà thành phần có bao hàm các nguyên liệu có tính acid như thơm, chanh, xoài…
Bột nở (bột nổi): Baking powder
Muối nở: Baking soda
Bột nở (Baking powder) là một chất gây nở thường được dùng trong các công thức bánh bông. Giữa baking powder và baking soda đều là 2 chất gây nở, tuy nhiên baking powder bao gồm cả baking soda trong đó. Baking soda thường dùng trong các công thức mà thành phần có bao hàm các nguyên liệu có tính acid như thơm, chanh, xoài…
Nôm na là Baking powder bao gồm cả baking soda.
a. Bột nở (Baking powder): gồm 2 loại: single-acting và double-acting.
b. Muối nở (Baking soda)
Thỉnh thoảng khi làm bánh, bạn thường gặp nhiều công thức có sử dụng baking soda- còn gọi là muối nở, và có đôi số lần công thức có dùng cả baking powder- bột nở và baking soda- muối nở.
Muối nở (baking soda hay bicarbonate of soda) là một trong những thành phần của bột nổi (baking powder) và bản thân nó cũng là một loại chất giúp nở. Muối nở (baking soda) thường được dùng trong các công thức có các nguyên liệu có chứa chất axits như dấm, sữa chua, sour cream, sô-cô-la (chocolate), butter milk, molasses (đường nâu), hoa quả hay maple syrup) vì chính sự cộng hưởng với a-xít làm nên tác dụng giúp nở của baking soda.
Muối nở thường dùng trong quá trình làm bánh. Muối nở (Baking soda) cũng là một chất trong nhóm các chất giúp bánh nở. Muối nở (Baking soda) về mặt hóa học, chúng được gọi là sodium bicarbonate nguyên chất. Cách thức gây nở của chúng cũng giống như bột nở, là dựa trên các bong bóng khí carbon dioxide sinh ra khi baking soda tiếp xúc với chất lỏng, nhờ thế bánh bông xốp hơn.
Muối nở (Baking soda) chỉ xảy ra phản ứng sinh bong bóng khí khi tiếp xúc các chất có tính axit: sữa, bơ, mật ong, mật mía, chocolate, sữa chua, trái cây (thơm, xoài, táo…) Nếu công thức KHÔNG có các nguyên liệu này thì Muối nở (Baking soda) hầu như không có tác dụng
Do đó, sẽ không có việc thay thế bột nở (baking powder) bằng muối nở (baking soda), nhưng ngược lại thì hoàn toàn có thể nhé. Nghĩa là nếu bạn hoàn toàn thấy lạ lẫm với muối nở (baking soda) hoặc không có muối nở (baking soda), thì bạn có thể thay thế chúng bằng bột nở (baking powder) vì trong bột nở có 1 lượng nhất định sodium bicarbonate. Nôm na công thức qui đổi vậy cho dễ hiểu 1 x (muỗng cà phê baking soda) = 3 (muỗng cà phê baking powder), và hiệu quả như nhau nhé.
Bột nở (Baking powder)
Bột nở tốt nhất chỉ nên là nguyên liệu được bỏ vào sau cùng (trong các công thức cơ bản không đánh trứng) sau khi trộn hỗn hợp bột và chất lỏng vì phản ứng của bột nở sẽ xảy ra khi bột nở tiếp xúc chất lỏng như sữa, dầu ăn, nước… sẽ sản sinh ra nhiều bọt khí nên bánh khi nướng sẽ có nhiều lỗ rổng hay gọi là “bông xốp” hơn. Vì vậy, bột bánh có bột nở khi tiếp xúc với chất lỏng sẽ được trộn ít nhất có thể để tránh làm vỡ các bọt khí, là những tác nhân giúp nở bánh!!!
Bột nở là một chất khá dễ mất khả năng hoạt động nếu như điều kiện bảo quản không được tốt như ở nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ cạo hoặc là hộp đựng không kín, bột nở sẽ qua thời gian mất tác dụng. Vì vậy, cần kiểm tra bột nở có còn tốt hay không.
(*) Mẹo: Lấy một ít nước ấm bỏ vào chén và cho vào 1 muỗng bột nở, nếu thấy có nhiều bọt khí sủi lên thì bột nở sẽ còn dùng tốt, bọt khí càng nhiều thì chất lượng bột nở càng tốt nhé.
Bọt khí càng nhiều thì chất lượng bột nở càng tốt nhé
Trên cũng là những vấn đề vì sao bạn dùng bột nở nhưng bánh vẫn không được nở tốt, bánh bị chai và cứng mặt, cấu trúc bánh lại đặc…
Khác với nhóm bột phía trên là các sản phẩm hóa học thuần túy, chúng thường sử dụng trong các loại bánh cake hay gọi là bánh có độ bông. Tác dụng của chúng gần như ngay tức thì khi bột tiếp xúc với chất lỏng. Còn với các sản phẩm bánh mì, là nhóm sản phẩm được làm từ bột mì có hàm lượng gluten cao, men (yeast) là chất giúp các loại bánh này nở: bánh mì, sandwiches, pizza, soft buns…
Men thực chất là một sinh vật đơn bào, là một thực thể sống và thức ăn ưa thích của chúng là đường. Vì vậy, khi cho men đang hoạt động vào bột, chúng sẽ ăn đường trong bột (sucrose và fructose) và thải ra CO2, rượu, các acid hữu cơ… Các sản phẩm phụ này như CO2 sẽ sinh ra và làm cho khối bột phồng lên hay còn gọi là bột nở tốt. Men là một sinh vật sống nên men sẽ hoạt động tốt khi gặp điều kiện thích hợp; độ ẩm, độ pH, nhiệt độ.. nhưng điều kiện ảnh hưởng nhiều và dễ kiểm soát hơn cả là nhiệt độ, thường thì nhiệt độ phòng là thích hợp nhất cho men hoạt động, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp men đều chết. Men thì rất thích đường, vì vậy, để men được sinh sôi tốt hơn, khi hòa men vào nước ấm người ta thường cho vào ít đường để làm tăng tác dụng.
Thị trường hiện nay có 2 loại men đang được sử dụng:
Active dry yeast và instant dry yeast. Men active tác dụng chậm hơn so với men instant. Thực tế, cùng một lượng bột, nêu sử dụng men instant thì lượng sử dụng gần như giảm đi phân nữa. Tuy nhiên, mình chưa có dịp được dùng men active và trong quá trình dùng men instant cũng cho kết quả rất tốt. Nếu dùng men Active thì thời gian ủ thường mất thêm khoảng 1/3 thời gian nữa nếu như dùng men instant.
Một vài quan điểm không chính xác khi dùng men:
1. Men càng dùng nhiều càng tốt, bột nở càng nhanh, có đúng không???
Men khi ăn đường sinh ra CO2 và rượu… và rượu là có tính acid, nếu dùng quá nhiều men thì lượng rượu sinh ra quá nhiều, mà tính chất acid của rượu đến một mức độ nhất định sẽ làm yếu đi gluten trong bột. Vì vậy bột sẽ bị “bở” hay “xốp” và sẽ không giữ được khí CO2 trong bột, khối bột sẽ không nở hoặc nở kém.
2. Nếu bạn nhân đôi công thức thì sẽ dùng gấp đôi lượng men???
Lượng men sẽ làm tăng hương vị của bánh, nhưng kì thực men luôn hoạt động liên tục. Với một khối lượng lớn bột, bạn sẽ mất 1 ít thời gian để thao tác tất cả chúng, vì vậy trong thời gian chờ đợi, những khối bột còn lại, men vẫn không ngừng hoạt động. Thông thường, khi gấp đôi công thức, lượng men không tăng gấp đôi mà sẽ it hơn để làm chậm đi quá trình hoạt động của men.
3. Ủ bột trong bao lâu là tốt???
Men là một sinh vật sống, nên chúng hoạt động rất linh hoạt và vì thế tốc độ ăn đường của men cũng không cố định. Không thể nói men sẽ ăn đường và làm nở khối bột trong 1 giờ hay 2 giờ, mà chỉ có thể nói “Men sẽ làm nở khối bột gấp đôi trong bao lâu?”. Vấn đề này vẫn tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, nếu ở nhiệt độ trời lạnh hoặc thấp thì thời gian ủ sẽ lâu hơn, theo kinh nghiệm ủ bột chỉ cần nhìn khối bột nở gấp 2 lần là được.
Men đóng vai trò quan trọng trong làm bánh mì. Do đó, lượng men sử dụng như thế nào là hợp lý?
Vậy, tỉ lệ men trong bột thường được dùng là bao nhiêu?
Tuy nhiên, cũng có một tỉ lệ thường được khuyên sử dụng bởi các nhà sản xuất men là 7gr men dùng tối đa cho 500gr bột (4 cup bột). Tỉ lệ này chỉ có thể nói trong điều kiện lý tưởng mà men ưa thích, thường men nở trong khoảng 1h sẽ đạt gấp đôi, canh đúng thời điểm bột đạt gấp đôi thì ngưng ủ, hương vị bánh sẽ không bị ảnh hưởng bởi mùi rượu sinh ra quá đà.
Nếu bánh bạn đang làm là bánh ngọt thì có ảnh hưởng gì không?
Men rất thích đường và không thích muối. Tuy nhiên, trong 1 tỉ lệ vừa đủ, men sẽ không thích có quá nhiều đường, việc sử dụng nhiều đường trong công thức bánh sẽ 1 phần hạn chế sự hoạt động của men. Với tỉ lệ trên 5gr đường trong 125gr bột trong công thức thì nên thêm vào 1 lượng men nhỏ để men nở tốt hơn.
.St