Thông thường các chị em nội trợ có thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ đông để ăn dần trong nhiều ngày. Và cho rằng ở môi trường lạnh vi khuẩn không thể xâm nhập. Tuy nhiên, thực phẩm gì cũng vậy, đều có một thời gian bảo quản riêng, nếu để quá lâu chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí sẽ hư hỏng nếu vẫn sử dụng chế biến sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. Để ngăn ngừa sai lầm gây hại, Cooky.vn sẽ chia sẻ cho bạn thời hạn và nhiệt độ thích hợp để lưu trữ một số loại thức ăn quen thuộc trong tủ đông nhằm bảo quản thực phẩm an toàn hơn nhé!
Thông thường các chị em nội trợ có thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ đông để ăn dần trong nhiều ngày. Và cho rằng ở môi trường lạnh vi khuẩn không thể xâm nhập. Tuy nhiên, thực phẩm gì cũng vậy, đều có một thời gian bảo quản riêng, nếu để quá lâu chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí sẽ hư hỏng nếu vẫn sử dụng chế biến sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
Để ngăn ngừa sai lầm gây hại, Cooky.vn sẽ chia sẻ cho bạn thời hạn và nhiệt độ thích hợp để lưu trữ một số loại thức ăn quen thuộc trong tủ đông nhằm bảo quản thực phẩm an toàn hơn nhé!
- Đối với thịt gia cầm tươi, nhiệt độ thích hợp là âm 1 độ C đến âm 1 độ C. Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.
- Đối với thịt gia cầm đông, nhiệt độ thích hợp là âm 12 độ C. Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng
>> Xem thêm: Thời hạn bảo quản thực phẩm tươi sống khi để tủ lạnh
- Đối với cá tươi, nhiệt độ thích hợp là âm 1 độ C đến 1 độ C. Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày.
- Đối với cá đông, nhiệt độ thích hợp là âm 12 độ C. Thời gian cất trữ tối đa 2 tuần.
>> Xem thêm: Cách bảo quản rau củ, trái cây tươi ngon cực lâu trong tủ lạnh
>> Xem thêm: Hướng dẫn bảo quản trái cây trong tủ lạnh sao cho đúng
- Khi cho thức ăn chín vào tủ cấp đông hãy bọc ni lông hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.
- Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.
- Phải để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.
- Thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.
- Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.
- Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư.
Có thể bạn quan tâm: