Có thể bạn không biết hạt dành dành là gì, cũng có người biết đến nhưng lại không hoàn toàn biết đến công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của mình. Hạt dành dành được sử dụng hiệu quả để chữa một số loại bệnh theo các nghiên cứu và ứng dụng trong thảo dược của Đông Y và cả Nam Y.
Hạt dành dành khô là một bài thuốc quý và còn là chất tạo màu tự nhiên cho thực phẩm rất đẹp và cực an toàn.
Có thể bạn không biết hạt dành dành là gì, cũng có người biết đến nhưng lại không hoàn toàn biết đến công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của mình. Hạt dành dành được sử dụng hiệu quả để chữa một số loại bệnh theo các nghiên cứu và ứng dụng trong thảo dược của Đông Y và cả Nam Y.
Hạt dành dành khô theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì nó có tên gọi khác là chi tử, thủy hoàng chi, mác làng cương. Trong thành phần hoạt chất có chứa một glycosid màu vàng là gardenin, các chất chuyển hóa của gardenosid, acid chlorogenic. Các chất này làm giảm lượng sắc tố mật tỏng máu, nên tác dụng chữa bệnh vàng da, nước sắc dành dành còn có tác dụng khác sinh đối với một số vi trùng.
Hạt dành dành tên latinh là Gardenia Jasminoides Ellis, là một cây thuộc họ cà phê. Cây dành dành ra hoa vào khoảng tháng 3-5, cho quả vào khoảng tháng 6-10, mọc hoang ở những nơi gần nước và còn được trồng làm cảnh. Quả dành dành chín được đập dập cho vỏ tách ra khỏi phần hạt, sau đó hạt được phơi khô và đưa vào bảo quản khô ráo.
Theo y học cổ truyền, hạt dành dành có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, cảm mạo phát nóng, hạ lỵ mọi chứng, họng đau, miệng lở,…
Trong y dược, dành dành dùng trị bệnh gan, vàng da; ngoại cảm phát sốt, khó ngủ; viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng; hoa thơm dùng làm dịu, chữa đau mắt, đau tử cung.
Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc đòn ngã, lại làm thuốc cầm máu, trị bệnh nôn ra máu, chảy máu cam. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây dành dành có tác dụng phòng bệnh phát lại định kỳ, tẩy nhẹ, trị giun, chống co thắt; dùng ngoài để sát trùng, rễ dành dành được dùng trị chứng khó tiêu và các chứng rối loạn thần kinh.
6-12g quả khô bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao vàng, sao đen tăng tác dụng cầm máu, giã nhỏ, sắc lấy nước uống.
Hạt dành dành 14g, hương sị 4g. Tất cả cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 150ml, ngày 1 thang, uống lúc còn ấm. Dùng liền 3 ngày.
Hạt dành dành 20g sao nghiền nhỏ, uống với rượu.
Hạt dành dành, bạch biển lượng bằng nhau khoảng 20g cùng giã đắp vào vết thương. Ngày thay băng một lần, mỗi lần 2 giờ, đắp liền 5 ngày.
Hạt dành dành 20g, nhân trần 24g, đại hoàng 12g. Tất cả cho ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày, xa bữa ăn. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Hạt dành dành, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Cho tất cả vào ấm, sắc với 800 ml nước còn 250 ml, uống làm hai lần trong ngày. Mỗi liệu 10 ngày.
Hạt dành dành (sao vàng), trần bì, tinh tre mỗi thứ 10g; gừng sống 5g. Cho 700ml nước, nhỏ lửa, sắc còn 200ml, chia 2 lần, uống trong ngày, lúc còn ấm nóng. Dùng liền 5 ngày.
Hạt dành dành 12g, nhân trần 16g, đại hoàng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Hạt dành dành rất được ưu chuộng dùng nhuộm màu thực phẩm do nó có nhiều ưu điểm nổi bật. Quả thường dùng nhuộm màu vàng, nhất là để nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc, đặc biệt dùng trong xôi ngũ sắc. Chúng cho ra màu vàng với nhiều sắc độ tươi tắn khác nhau, tùy độ đậm nhạt ta sử dụng.
Hạt dành dành dễ sử dụng, bảo quả, hiệu quả cao (chỉ cần lượng nhỏ khoảng 20g là đủ để đồ 1kg gạo xôi cho màu đẹp mắt). Xôi đồ bằng hạt dành dành cho màu vàng rất thẩm mĩ, mà lại không để lại mùi vị riêng nên giữ được hương thơm đặc trưng của gạo nếp.
Giá bán tham khảo: 60k - 85k/gói 100g, đồ được 5 – 7kg gạo xôi.
Lưu ý: Khác với xôi lá cẩm, xôi hạt dành dành ta không đun nóng nước màu để ngâm cùng gạo, mà chỉ đánh nước hạt dành dành (hoặc bột hạt dành dành) với gạo đã ngâm. Nếu như vận dụng cách dùng nước màu ngâm gạo thay nước trắng (như làm với lá cẩm) sẽ dẫn đến hiện tượng khi đồ xôi sẽ không đạt được màu vàng tươi. Ngoài ra, khi trộn nước màu cùng gạo ta sẽ cảm thấy màu chưa lên ngay, đừng vội lo lắng, khi đồ xôi chín lúc đó hạt gạo mới chuyển sang màu vàng óng đẹp đẽ.