Ăn Chay và Ăn Chay Để Khỏe là 2 chuyện và 2 mục đích hoàn toàn khác nhau. Ăn chay thiếu kiến thức sưỡng sinh sẽ dễ dẫn đến thiếu chất, ảnh hưởng sức khỏe. Hãy tham khảo 1 số kiểu ăn chay sau để tích góp thêm kiến thức về ăn chay lành mạnh nhé!
Liệu ăn chay có thực sự đủ cho sức khỏe tốt? Không. Nếu ăn chay không đúng cách, thì nguy hại cũng không kém gì ăn mặn. Hãy xem qua 1 số kiểu ăn chay (theo cách hiểu thông dụng, xét trên khía cạnh dinh dưỡng).
Vegetarian (Gần với thực dưỡng): là kiểu ăn chay phổ biến, gọi nôm na là “không ăn thịt”, vẫn dùng trứng, sữa. Là 1 từ thời thượng vào những năm 1970 ở Mỹ. Tùy vào tôn giáo thì người ta có thê không ăn hành tỏi, gia vị..
Vegan: là một kiểu ăn chay “khắt khe” hơn, loại bỏ trứng và sữa. Bạn có thể thấy từ này càng lúc càng phổ biến hiện nay, có thể lành mạnh, có thể không.
Vậy thì ăn chay như trên đã đủ để khỏe mạnh chưa? Hảy xem thử bánh ngọt, bánh kem, khoai tây chiên, bánh Oreo, Choco Pie, nước ngọt…cũng là những món đủ tiêu chuẩn “ăn chay” kể trên nhưng chắc chắn không ai có thể nói chúng là lành mạnh để ăn. Thực tế là có nhiều người ăn chay nhưng không khỏe, béo phì, ung thư và bị nữ tính hóa…
Vì những sự thiếu rõ ràng trên nên hiện nay, cụm từ “Plant-based” ra đời để chỉ khái niệm ăn thực vật, chỉ thực vật. Khi nghĩ đến thực vật, bạn hình dung đến những thứ rõ ràng như là rau, củ, hạt. Nó mang tính chất dinh dưỡng lành mạnh hơn là những vấn đề tôn giáo, lối sống. Để rõ ràng hơn nữa thì nhiều giáo sư, nhà dinh dưỡng nói rằng “Whole Food Plant-based” là cách ăn chay đúng đắn nhất để có thể sống khỏe mạnh, đảo ngược bệnh tật và nuôi dưỡng tâm thể. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính chất tự nhiên, nguyên phần của thực vật (whole). Tức là loại bỏ bột trắng, ngũ cốc trắng, hóa chất, dầu ép, nước ép…và nên tiêu thụ ở dạng gần với hình thức tự nhiên nhất có thể. Nhờ đó con người có thể hấp thụ những dưỡng chất, không phải những năng lượng thừa, trống rỗng (empty calories) để sinh tồn. Nếu không bị đầu độc bởi những thứ “xa rời tự nhiên” thì cơ thể hoàn toàn có thể miễn nhiễm với bệnh tật từ lớn tới bé. “Thực dưỡng – Macrobiotics” là một cách tiếp cận gần như vậy, khởi nguồn từ Nhật Bản.
Đều là những lối ăn uống lành mạnh (hơn lối thông thường). Cả 2 đều tập trung vào thực vật, nhưng có 3 điểm phân biệt chính:
– Vegan loại bỏ thịt. Thực dưỡng thường chú trọng thêm rong biển, vẫn có thể dùng động vật tùy nhu cầu.
– Vegan thường ít quan tâm nhiều về cấu trúc bữa ăn và lựa chọn thực phẩm. Thực dưỡng tập trung vào cấu trúc và trật tự, lựa chọn thực phẩm dựa trên tình trạng và mục đích của mỗi cá nhân (thực phẩm theo mùa và gần địa phương).
– Người ta thường bắt đầu ăn chay vegan vì tình thương động vật. Thực dưỡng thường kết duyên vì lý do sức khỏe.
Như vậy phần đông người Việt hiện nay nếu chọn Ăn chay thì thường chưa chú trọng đến yếu tố lành mạnh. Nếu bạn ăn chay nhưng không chú trọng đến yếu tó lành mạnh, không chú trọng đến thực dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cá nhân thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp vấn đề. Có thể là chưa phải ngay lúc này, nhưng sau này và thế hệ sau sẽ hững chịu.
Cooky.vn
(Nguồn: www.bepthucduong.com)