Blog

8 điều không khi ăn cua đồng

bởi Bé Hột Mít
Wed, 18 Nov 2015 16:04:00 GMT

Cua đồng là món ăn dân dã, giàu dinh dưỡng và được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau khi mua và chế biến món ăn này.

Cua đồng là món ăn dân dã, giàu dinh dưỡng và được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau khi mua và chế biến món ăn này.

1. Không ăn cua đã chết

Trong thịt cua đã chết có chứa thành phần hóa học histidine, có thể gây độc khiến người ăn phải bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu, lượng histidine càng nhiều càng dễ ngộ độc hơn.

8 điều không khi ăn cua đồng

2. Không ăn cua khi nấu chua chín

Nhiều người cho rằng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước uống khi còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong thịt cua còn sóng có chứa nang trùng (đỉa phổi), nếu ăn phải sẽ rất dễ xâm nhập vào cơ thể bạn, vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật và bại liệt.

8 điều không khi ăn cua đồng

3. Không ăn đi ăn lại

Nhiều người sau khi chế biến ăn không hết thường nấu đi nấu lại để ăn bữa sau, đây là điều không nên làm. Thịt cua có chứa rất nhiều đạm cũng như các dưỡng chất khác, bạn để ngoài môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng và gây ôi thiu...

4. Không uống trà, ăn hồng gần thời gian ăn cua

Trong thịt cua chứa rất nhiều protein còn trong nước trà và hồng lại chứa tanin. Khi tanin và protein kết hợp có thể gây kết tủa tạo ra các triệu chứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...

5. Không nên ăn cua khi đang mang thai

Phụ nữ mới mang thai 3 tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không ăn cua đồng. Nguyên do là trong cua đồng có chứa tính độc không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra do thịt cua có tính hàn dễ gây đau bụng, đặc biệt là công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể, nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

6. Không ăn cua khi bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì cua có tính hàn lạnh dễ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trong gạch cua còn chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu.

7. Không ăn cua khi bị dị ứng

Theo dân gian, những người dễ bị mẩn ngứa, mề đay nên hạn chế đồ tanh, đặc biệt khi bạn đang bị dị ứng, tuyệt đối không nên ăn cua.

8. Không ăn cua khi bị bệnh gout

Hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Ngoài ra, tính hàn của cua làm cho những chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy.

Hãy cận trọng trong việc ăn cua để đảm bảo sức khỏe của bạn, gia đình.

Cooky.vn

(Nguồn: www.nguoiduatin.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những lợi ích vàng từ khế Khế là loại trái cây không còn xa lạ với nhiều người. Khế có vị ngọt, chua, rất đặc biệt. Ngoài dùng làm tráng miệng, nguyên liệu nấu ăn khế còn dùng chữa bệnh. Bí Quyết Đơn Giản Nhận Biết Trái Cây Bị Ngâm Hóa Chất Mẹo nhận biết trái cây ngon không ngâm thuốc sẽ không còn quá khó với cách chọn trái cây ngon, không phun thuốc mà Cooky mách dưới đây nhé 4 loại rau củ không nên hâm lại Dưới đây là một số rau củ nên tránh hâm lại vì chúng có thể trở thành chất độc khi vào cơ thể. Cùng lưu lại bài viết về các loại rau củ không nên hâm lại nhé.

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác